Hà Tình: Ngư dân thu tiền triệu mỗi chuyến ra khơi nhờ được mùa cá cháo

Hà Tĩnh: Ngư dân thu tiền triệu mỗi chuyến ra khơi nhờ được mùa cá cháo

12:33 | 29/12/2020

DNTH: Nhờ trúng mùa cá cháo, mỗi chuyến ra khơi, ngư dân Hà Tĩnh có thể đánh bắt được gần 50 kg, thu về hàng triệu đồng mỗi ngày.

Mùa cá cháo rơi vào khoảng tháng tháng 10 đến tháng 12 âm lịch. Đây là dịp đánh bắt lớn đối với ngư dân Hà Tĩnh. Năm nay, được mùa, thu nhập của ngư dân tăng rõ rệt.

Tranh thủ lúc làm ăn được, ngư dân chịu khó ra khơi mỗi ngày hai chuyến. Buổi sáng, chuyến thứ nhất bắt đầu khi mới 4h dù trời đông giá rét. Khoảng 8h, thuyền trở về.

Người dân gỡ cá cháo, bán ngay bờ. Dù vất vả nhưng thấy lượng cá thu được lớn, giá bán tương đối cao, ngư dân Hà Tĩnh ai cũng vui vẻ. Nụ cười xoa tan mệt mỏi.

Mỗi chuyến ra khơi lúc rạng sáng như vậy, người dân đánh bắt được khoảng 30 kg cá cháo. Cá cháo (còn gọi là cá khoai) là loại cá biển có thân hình thon dài, không vảy, thịt trắng muốt, xương mềm.

Đây là loại cá ít xương, chỉ có một đường sụn chạy dọc theo sống lưng, khi chế biến có hương vị rất độc đáo. Do đó, khách hàng rất chuộng mua loại cá này.

Nhờ đó, cá cháo thường được thương lái mua để nhập cho các nhà hàng, khách sạn với giá cả khá tốt - khoảng 70-120 nghìn đồng/kg.

Ngư dân cho biết trước đây, cá cháo chỉ dùng để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Từ khi có người mua để bỏ mối cho nhà hàng, khách sạn, công việc đánh bắt cá cháo mang lại nguồn thu nhập ổn định cho họ.

Cá cháo có thể chế biến nhiều món như làm lẩu, nấu canh rau cải với ớt cay, kho rau răm, trộn gỏi xoài, nấu canh với rau rút hay rau ngót,...

Mỗi ngày hai chuyến, ngư dân có thể đánh bắt đến một tạ cá cháo, thu về hàng triệu đồng. Tranh thủ mùa cá, họ chỉ có thể nghỉ ngơi, tranh thủ ăn uống tại chỗ giữa hai chuyến ra khơi.

Cá cháo thường xuất hiện vào tháng 10 đến tháng 2 năm sau, tập trung chủ yếu dọc ven biển Duyên hải Miền Trung. Chúng sống chủ yếu ở vùng nước nông, cách bờ tầm nửa hải lý (800 - 900m), với độ sâu 6-7 sải nước. 

Ngư dân thường sử dụng lưới 2 (mắt lưới khoảng 2-4 cm). Sáng sớm hoặc giữa trưa, họ ra khơi buông lưới. Khoảng 4-5 tiếng đồng hồ, họ thu lưới, đưa về đất liền và gỡ cá ngay bên bờ, vừa gỡ vừa bán.

Ngư dân thường dùng thuyền nan nhỏ, trang bị thô sơ, chỉ có lưới, máy nổ. Do đó, họ không cần đầu tư quá lớn vào phương tiện đánh bắt cá cháo.

Do cá đắt, ngư dân vùng biển Hà Tĩnh thường bán hết cá chứ không để lại ăn.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tân Yên: Nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương

DNTH: Từ một vùng quê nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, huyện Tân Yên đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị...

Xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam thu về gần 1,1 tỷ USD

DNTH: Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.

Đức Cơ tổ chức Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số

DNTH: Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại thị trấn Chư Ty, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện...

Xuất khẩu sầu riêng lao dốc

DNTH: Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta giảm 68,4% so với tháng 9 và gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hoàng Anh Gia Lai: Tăng cường niềm tin thông qua trải nghiệm thực tế

DNTH: Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL; mã chứng khoán HAG) vừa công bố hoạt động dành cho cổ đông với mục tiêu củng cố niềm tin và tăng cường sự gắn kết.

Tân Yên quyết tâm là huyện đầu tiên về đích nông thôn mới nâng cao của tỉnh

DNTH: Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, cả hệ thống chính trị cùng Nhân dân huyện Tân Yên đã và đang không ngừng nỗ lực, phấn đấu để được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh...

XEM THÊM TIN