i

Hà Tĩnh: Tiếp tục tập trung thực hiện Chuyển đổi số cho ngành Nông nghiệp và PTNT gắn với xây dựng Nông thôn mới

10:36 | 23/07/2023

DNTH: Là ngành có vai trò là “trụ đỡ” của nền kinh tế, nên việc chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và PTNT có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp hàng hoá tập trung, quy mô lớn theo hướng hiện đại, gắn với chuỗi giá trị bền vững.

Chuyển đổi số nông nghiệp là quá trình ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số từ sản xuất đến chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; áp dụng các công nghệ kỹ thuật số (dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet vạn vật,…) vào toàn bộ hoạt động của ngành, làm thay đổi cách thức quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ truyền thống sang hiện đại và thông minh. 

Kết quả chuyển đổi số thời gian qua

Chuyển đổi số trong ngành Nông nghiệp: Qua nhiều cuộc làm việc, hội nghị, tỉnh thống nhất lựa chọn thí điểm chuyển đổi số trên lĩnh vực cây ăn quả. Ngày 01/7/2021, UBND tỉnh có Thông báo số 230/TB-UBND về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn tại Hội nghị trực tuyến triển khai chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trong quản lý và sản xuất cây bưởi Phúc Trạch. Năm 2022, Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Kế hoạch số 86/KH-SNN về chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2022 - 2025 với các hoạt động cụ thể: Thực hiện chuyển đổi số trên cây bưởi Phúc Trạch, cam Bù, cam Chanh giao Trung tâm Khuyến nông làm đầu mối; nâng cấp hệ thống phần mềm quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp giao Chi cục QLCL nông lâm sản và thủy sản; lắp đặt hệ thống camera chuyên dụng phục vụ công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng giao Chi cục Kiểm lâm, được chuyển sang kế hoạch năm 2023.

Đồng thời, căn cứ Kế hoạch số 393/KH-UBND về Chuyển đổi số tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chủ động xây dựng và xin ý kiến các bộ, ngành liên quan và các địa phương để hoàn thiện Kế hoạch chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 với hơn 47 nội dung trọng tâm, trong đó có 11 mô hình thí điểm và 15 phần mềm, hệ thống dữ liệu quản lý, tương ứng mỗi lĩnh vực có từ 1-3 phầm nềm (như Xây dựng hệ thống thông tin quản lý lĩnh vực Thuỷ lợi, hệ thống thông tin quản lý lĩnh vực Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, đến Chăn nuôi và Thú ý, Thủy sản, Lâm nghiệp, Kiểm lâm, PTNT,…).

Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới: Hà Tĩnh là địa phương chủ động và đi đầu trong việc triển khai chuyển đổi số trong xây dựng NTM. Việc ứng dụng công nghệ số trong quản lý, điều hành xây dựng NTM như phần mềm “Dữ liệu số NTM Hà Tĩnh” đã cập nhật được kết quả thực hiện NTM các cấp từ tỉnh đến huyện, xã; đánh dấu tọa độ địa lý, hạ tầng NTM (các trụ sở UBND, nhà văn hóa thôn, khu di tích, vườn mẫu,…) và đã số hóa hệ thống báo cáo, đưa vào mã QR để giảm thiểu chi phí in báo cáo giấy. Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số nhằm thay đổi căn bản hoạt động quản lý, điều hành, giám sát của cơ quan chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp xã, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, Hợp tác xã, nhất là chương trình OCOP,... góp phần đưa chất lượng xây dựng NTM đi vào chiều sâu và bền vững, hướng tới NTM thông minh,... trong giai đoạn 2021 - 2025.

Đến nay trên toàn tỉnh có 25 đài truyền thanh ứng dụng CNTT-VT, 15 hệ thống có dây và 176 hệ thống đài sử dụng tần số vô tuyến điện FM, đảm bảo hệ thống loa đến các thôn, có 1921/1937 thôn hạ tầng cáp quang đảm bảo để sử dụng các dịch vụ.

Triển khai xây dựng nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu LGSP tỉnh Hà Tĩnh. Duy trì điểm cung cấp dịch vụ BCCI: Trên địa bàn toàn tỉnh có 278 điểm cung cấp dịch vụ BCCI; rà soát tại địa phương và chỉ đạo bưu điện tỉnh duy trì các điểm cung cấp dịch vụ BCCI trên địa bàn đảm bảo yêu cầu đề ra. Trung tâm Văn hóa - Truyền thông cấp huyện đã tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo hoạt động hiệu quả, đầu tư 07 đài truyền thanh cơ sở với kinh phí 2.098.437.000 đồng.

20210831_141427

Tiếp tục thực hiện chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và PTNT gắn với xây dựng NTM

Xác định chuyển đổi số phải thực hiện thường xuyên, liên tục, năm 2023, Hà Tĩnh tiếp tục tập trung thực chiện chuyển đổi số cho ngành Nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Theo Kế hoạch chuyển đổi số của UBND tỉnh, ngành có 2 nội dung (1) lắp đặt hệ thống camera giám sát, cảnh báo rừng; (2) Xây dựng hệ thống quản lý, vận hành công trình cấp nước tập trung, quản lý bộ chỉ số nước sạch và VSMTNT.

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phê duyệt danh mục mô hình điểm của Trung ương đối với “Mô hình xã thương mại điện tử xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh” và Sở đã tham mưu UBND tỉnh văn bản chỉ đạo thực hiện.

Từ đầu năm 2023 đến nay, Sở tiếp tục tập trung triển khai tốt 09 nội dung, giải pháp về chuyển đối số theo Kế hoạch số 525/KH-UBND ngày 29/12/2022 của UBND tỉnh về Chuyển đổi số tỉnh năm 2023 phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu thực tế như: về nhận thức số, thể chế số (về ban hành và triển khai kế hoạch chuyển đổi số, gắn với cải cách hành chính), hạ tầng số (tiếp tục duy trì vận hành các trang thiết bị CNTT hiện có chủ động thay mới các thiết bị đã cũ, hoạt động kèm hiệu quả đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi số); về dữ liệu số và nền tảng số (khai thác, ứng dụng các hệ thống cơ sở dữ liệu hiện có, tận dụng các cơ sở dự liệu, phầm mềm Trung ương trang cấp,...); an ninh thông tin mạng (ban hành quy chế,…), chính quyền số (duy trì, sử dụng phần mềm TD.Office,…). Phối hợp Sở Nội vụ, Viễn thông Hà Tĩnh tổ chức tập huấn cập nhật, chuẩn hóa dữ liệu thông tin, phục vụ kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trên hệ thống phần mềm do Bộ Nội vụ cung cấp. Rà soát, đề xuất nhu cầu kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu từ các Bộ, ngành Trung ương. Phối hợp với Sở Công thương triển khai hỗ trợ quảng bá, kết nối các gian hàng sản phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử; hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh trên sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như Alibaba và các sàn TMĐT lớn Sendo, Voso, Postmart, Shopee, Hatinhtrade,... Qua tổng hợp, thống kê từ các đơn vị thuộc Sở, hiện có khoảng 17 phần mềm, cơ sở dữ liệu chuyên ngành quản lý nhà nước (chủ yếu do Trung ương cấp tài khoản nhập liệu) và 06 trang Web được xây dựng do các đơn vị quản lý, theo dõi, vận hành. Thu hút các nhà đầu tư về chuyển đổi số để hợp tác thực hiện chuyển đổi số cho ngành Nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

20210831_155714

Đặc biệt, hiện nay để thực hiện công tác quy hoạch tỉnh, xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, chuyển đổi số được xác định là một trong các nhân tố quyết định thành công. Với mục tiêu của Hà Tĩnh là trở thành một trong những cực phát triển của vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh khá, nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành phố có tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) cao nhất cả nước. Đến năm 2050, Hà Tĩnh là tỉnh công nghiệp hiện đại, phát triển toàn diện, bền vững, trở thành một cực tăng trưởng của vùng Bắc Trung bộ và cả nước. Chuyển đổi số trở thành chìa khóa để Hà Tĩnh lập nên những kỳ tích mới, tạo nên những thay đổi đáng kể cho tỉnh. Vì vậy, để phát triển ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới việc tập trung, đẩy mạnh chuyển đổi số được coi là nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Phú Yên gỡ vướng cho du lịch nông thôn phát triển

DNTH: Phú Yên - Du lịch nông thôn được kỳ vọng khởi sắc khi đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP được ban hành.

Bình Thuận công bố 10 sản phẩm chế biến từ trái thanh long

DNTH: UBND tỉnh Bình Thuận vừa công nhận 30 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024 để tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024. Trong đó có tới 10 sản...

Tân Yên: Nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương

DNTH: Từ một vùng quê nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, huyện Tân Yên đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị...

Xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam thu về gần 1,1 tỷ USD

DNTH: Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.

Đức Cơ tổ chức Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số

DNTH: Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại thị trấn Chư Ty, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện...

Xuất khẩu sầu riêng lao dốc

DNTH: Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta giảm 68,4% so với tháng 9 và gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

XEM THÊM TIN