Hà Tĩnh: Xã miền núi “phủ song mắt thần” giám sát an ninh

21:49 | 08/11/2020

DNTH: Sơn Long là xã đầu tiên của huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) triển khai mô hình lắp đặt hệ thống camera giám sát nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm và xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

Hệ thống camera giám sát gồm 16 “mắt thần” chất lượng cao đã được lắp tại các tuyến đường chính, đường liên thôn, liên xã, có đèn hồng ngoại ban đêm.

16 “mắt thần” được lắp đặt trên các tuyến đường để bảo vệ an ninh

Những “mắt thần” đều được kết nối internet tốc độ cao, hình ảnh thu được sẽ truyền về hệ thống điều hành của Công an xã; có thể lưu trữ dữ liệu 2 tháng và có màn hình lớn kiểm soát, theo dõi 24/24 giờ. Khi có vụ việc xảy ra, lực lượng Công an xã kịp thời phát hiện, xử lý.

Ngoài việc lắp đặt hệ thống camera chung, Công an xã Sơn Long cũng đã tuyên truyền, vận động lắp mới, điều chỉnh trên 20 mắt camera giám sát an ninh của các hộ dân, doanh nghiệp, cơ quan, trường học trên địa bàn hướng ra các trục đường, khu vực công cộng, điểm nút giao thông nhằm hỗ trợ giám sát an ninh, an toàn giao thông.

Ước tính, tổng kinh phí thực hiện mô hình camera giám sát trên 100 triệu đồng, nguồn kinh phí xã hội hóa do doanh nghiệp, các tổ chức, nhà hảo tâm, Nhân dân xã Sơn Long và con em địa phương trên mọi miền Tổ quốc cùng chung tay đóng góp xây dựng.

Các camera đều được kết nối intenet tốc độ cao

Mô hình camera an ninh sẽ phát huy hiệu quả cao trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, kết hợp với nâng cao ý thức của người dân trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể… tin rằng tình hình an ninh trật tự trên địa bàn sẽ được kiểm soát một cách hiệu quả.

Thời gian tới, mô hình này sẽ tiếp tục được nhân rộng trên địa bàn toàn huyện.

Thượng tá Hà Hải Long - Trưởng Công an huyện Hương Sơn cho biết.

 

Trung Luật

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Vải thiều chế biến, dư địa còn bỏ ngỏ

DNTH: Mỗi vụ vải thiều, hàng trăm nghìn tấn đổ về chợ đầu mối, trạm trung chuyển, cửa khẩu biên giới – nhưng phần lớn vẫn là hàng tươi, tiêu thụ trong vài ngày. Trong khi đó, nhu cầu vải sấy, nước ép, vải đông lạnh lại đang...

Đề xuất đình chỉ mã vùng trồng sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô tại Kon Tum

DNTH: Sau khi phát hiện nhiều bất cập trong hồ sơ và thực tế canh tác, đoàn kiểm tra tỉnh Kon Tum kiến nghị dừng hiệu lực mã vùng trồng đã cấp cho một doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô.

"Mở khóa" cho doanh nghiệp để gỡ khó cho cây mắc ca

DNTH: Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Siết kiểm soát chất lượng để giữ thị trường Trung Quốc

DNTH: Để xuất khẩu bền vững các mặt hàng rau quả sang Trung Quốc, cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói đến doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, đảm bảo tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật và an toàn...

Gia Lai: Thương mại về bản, nông sản ra phố

DNTH: Giai đoạn 2021–2025, chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Gia Lai được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và linh hoạt, góp phần nâng tầm nông sản bản địa và cải thiện sinh kế cho người...

Thủy sản Việt Nam đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị nhằm đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu

DNTH: Thủy sản Việt Nam cần tái cơ cấu chiến lược tiếp cận thị trường; trong đó trọng tâm là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng, nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tăng trưởng...

XEM THÊM TIN