Hai bộ trưởng tìm cách “gỡ” khó cho nông sản Việt xuất khẩu Trung Quốc

20:22 | 13/09/2019

DNTH: Chiều 13/09, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đồng chủ trì hội nghị phát triển xuất khẩu nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc.

Tại hội nghị, đại diện Bộ Công Thương cho biết, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu, nhập siêu lớn nhất của Việt Nam, đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Mỹ.

Ở chiều ngược lại, trong các nước ASEAN Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Trong lĩnh vực xuất khẩu và nhập khẩu Việt Nam lần lượt là thị trường lớn thứ 6 và 11 của Trung Quốc.

Theo Bộ Công Thương đánh giá, với những lợi thế về địa lý, đa dạng sản phẩm, cũng như cơ hội từ ưu đãi thuế quan, mở cửa thị trường khi Việt Nam đã tham gia ký kết Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (có hiệu lực từ năm 2010) thị xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản trong thời gian tới còn nhiều tiềm năng.

hai bo truong tim cach “go” kho cho nong san viet xuat khau trung quoc hinh anh 1

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu tại hội nghị.

Trung Quốc là thị trường lớn với dân số hơn 1,4 tỷ người, chiếm 18,7% tổng dân số toàn thế giới. Nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm nông, thủy sản của Việt Nam về phục vụ tiêu dùng nội địa và sản xuất chế biến hàng xuất khẩu rất lớn và đa dạng.

Ngoài ra, từ năm 2010, khi hai nước cùng tham gia ký kết Hiệp định ACFTA, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, trong đó có xuất nhập khẩu nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc có thêm nhiều thuận lợi do mức thuế quan giảm về 0% đối với 8.000 dòng sản phẩm.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, chỉ số về xuất khẩu của nhóm hàng nông, thủy sản sang thị trường quan trọng Trung Quốc đã suy giảm đáng kể.

Đánh giá về nguyên nhân của tình trạng trên, theo Bộ Công Thương cho biết, từ giữa năm 2018 đến nay, các cơ quan quản lý Trung Quốc đã siết chặt quy định về hàng nông sản nhập khẩu, khiến nhiều mặt hàng của Việt Nam gặp “khó”.

Cụ thể, việc truy xuất nguồn gốc, giám sát kiểm dịch động, thực vật và chất lượng hàng hóa, thủy sản nhập khẩu được kiểm soát chặt chẽ. Điều này đã phần nào tác động đến tiến độ xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, bên cạnh yếu tố về cung - cầu thị trường.

Trước tình trạng trên, chiều 13/9, 2 Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và Nguyễn Xuân Cường đã tổ chức “Hội nghị Phát triển xuất khẩu nông, thủy sản sang thị trường Trung Quốc” nhằm rà soát, đánh giá tình hình và bàn các biện pháp tháo gỡ khó khăn, định hướng tổ chức lại sản xuất đáp ứng đúng yêu cầu của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, giúp nông sản Việt tận dụng tốt các lợi thế từ Hiệp định ACFTA và phát triển xuất khẩu nông, thủy sản bền vững sang thị trường này thời gian tới.

hai bo truong tim cach “go” kho cho nong san viet xuat khau trung quoc hinh anh 2

Container chở thanh long từ các tỉnh phía Nam qua cửa khẩu bị ách tắc do phía Trung Quốc thay đổi chính sách đợt tháng 8 vừa qua.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đánh giá cao những thành tích xuất khẩu nông sản, thủy sản thời gian qua, đồng thời cũng chỉ ra những bất cập.....vấn đề tồn tại, hạn chế, chưa thực sự bền vững trong khâu tổ chức sản xuất, xuất khẩu, khó kiểm soát vấn đề chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc. 

“Các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu thông tin, nghiên cứu, tìm hiểu về thị hiếu, nhu cầu của thị trường, giữ tập quán kinh doanh chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, không ổn định về thị trường, dẫn tình trạng tồn đọng, ùn ứ trong nước và ảnh hưởng đến tiến độ, hiệu quả xuất khẩu.” bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Ngoài ra, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thông tin thêm, để tận dụng tốt cơ hội, ưu đãi từ các hiệp định thương mại và tháo gỡ khó khăn trong hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc hiện tại, Việt Nam cần chú trọng về công tác quy hoạch, tái cơ cấu sản xuất ngành hàng này.   

“Chúng ta cần quan tâm đến công tác đàm phán mở cửa thị trường, tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng, tiêu chuẩn hàng nông thủy sản nhằm vượt qua các hàng rào kỹ thuật, đồng thời thông tin, định hướng, hỗ trợ cho người nông dân, các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, chế biến xuất khẩu, cũng như các chính sách nhằm tăng cường liên kết chuỗi.” bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Bên cạnh đó, lãnh đạo hai bộ cũng thống nhất kế hoạch phổ biến, tuyên truyền về các cơ chế, chính sách của Chính phủ, Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan đến xuất khẩu nông, thủy sản sang thị trường Trung Quốc.

Theo Thanh Phong (Etime)

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi

DNTH: Kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, cả nước đã xảy...

Mùa cá ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long

DNTH: Theo quy luật tự nhiên, hàng năm, cứ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về Đồng bằng sông Cửu Long mang theo biết bao tôm cá, tràn vào đồng ruộng để sinh sôi, nảy nở,… Đến tháng 9, nước bắt đầu rút, cũng...

Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

DNTH: Nhờ có chợ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản, hàng hóa thiết yếu, từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa và gia tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Gia Lai.

XEM THÊM TIN