Hai lần siết nợ ‘đại gia’ khoáng sản Ngọc Linh của BIDV
17:13 | 12/01/2021
DNTH: Không chỉ có lĩnh vực khai khoáng, tìm hiểu của VietTimes cho thấy giới chủ của Công ty TNHH Ngọc Linh còn có mối quan tâm lớn tới lĩnh vực bất động sản.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Hà Nội (BIDV Nam Hà Nội) mới đây đã rao bán đấu giá khoản nợ hơn 2.400 tỉ đồng của Công ty TNHH Ngọc Linh (dư nợ gốc 1.385,2 tỉ đồng và dư nợ lãi, phí phạt 1.019,3 tỉ đồng). Mức giá khởi điểm là hơn 2.164 tỉ đồng. Đây là lần thứ hai BIDV rao bán khoản nợ của công ty này.
Cơ ngơi nghìn tỉ của 'ông trùm' khoáng sản Ngọc Linh
Theo tìm hiểu của VietTimes, Công ty TNHH Ngọc Linh (Ngọc Linh) được thành lập vào tháng 12/1993, trụ sở đặt tại số 381 đường Giải Phóng, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
Khu đất số 381 đường Giải Phóng thuộc sở hữu của vợ chồng ông Vũ Đức Tuấn (SN 1953) và bà Trần Thị Vui (SN 1954) – những cổ đông sáng lập của Ngọc Linh. Ông Tuấn đồng thời là Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp này.

Ngọc Linh là chủ đầu tư Nhà máy Điện phân chì kẽm Bắc Kạn, công suất 30.000 tấn/năm, toạ lạc tại khu đất rộng gần 64,4ha ở thôn Bản Cuôn 2, xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
Dự án được UBND tỉnh Bắc Kạn cấp giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2007 với tổng vốn đầu tư 789 tỉ đồng, trong đó, vốn tự có là 180 tỉ đồng, còn lại là vốn vay. Sau 8 lần thay đổi giấy chứng nhận đầu tư, tổng vốn đầu tư của dự án được nâng lên tới 2.170 tỉ đồng.
Từ tháng 8/2018 đến tháng 10/2018, Ngọc Linh đưa nhà máy vào chạy thử 2 lần, nhưng sau đó dừng sản xuất do thiếu nguyên liệu và phải hiệu chỉnh lại các chỉ tiêu công nghệ, sửa chữa thiết bị. Đến tháng 7/2019, nhà máy đã đưa dây chuyền thiêu kết quặng, dây chuyền xử lý thu hồi axit sunfuaric đi vào hoạt động và tiếp tục hoàn thiện.
Tuy nhiên, Ngọc Linh thừa nhận khó khăn do chưa được cấp mỏ để hoạt động, trong khi quá trình đầu tư xây dựng nhà máy đã cạn kiệt nguồn vốn. Thời điểm này, công ty đang thu mua quặng ở khắp nơi để phục vụ tuyển thử, hiệu chỉnh máy móc.
Tính đến cuối năm 2019, báo cáo riêng lẻ của Ngọc Linh cho thấy quy mô tổng tài sản của doanh nghiệp này đạt 3.229,8 tỉ đồng, song có tới 2/3 được tài trợ bởi nguồn vốn nợ phải trả.
Doanh thu và lợi nhuận của Ngọc Linh (công ty mẹ) trong giai đoạn 2017 – 2019 cũng rất khiêm tốn so với quy mô tổng tài sản. Năm 2019, dù ghi nhận doanh thu cao nhất trong vòng 3 năm, đạt 50,9 tỉ đồng, song Ngọc Linh (công ty mẹ) cũng chỉ báo lãi 730 triệu đồng.

Trong lĩnh vực khai khoáng, doanh nghiệp này còn sở hữu quyền khai thác mỏ Bó Liều theo giấy phép khai thác số 1094a/GP-UBND ngày 21/6/2011 của tỉnh UBND Bắc Kạn. Mỏ này có diện tích khai thác 102,5 ha; trữ lượng được khai thác 80.000 tấn quặng chĩ kẽm; công suất khai thác 20.000 tấn/năm.
Tham vọng địa ốc
Không chỉ dừng lại ở mảng khai khoáng, Ngọc Linh từ lâu đã thể hiện tham vọng trong lĩnh vực bất động sản.
Cuối năm 2004, UBND thành phố Hà Nội có Quyết định số 9766/QĐ-UB về việc cho phép Ngọc Linh làm thủ tục nhận quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có tính chất kinh doanh tại số 151 Yên Phụ (nay là số 161 Yên Phụ), phường Yên Phụ, quận Tây Hồ.
Đến ngày 13/7/2007, UBND thành phố Hà Nội có Quyết định 2867/QĐ-UB cho phép Ngọc Linh sử dụng 3.931 m2 đất tại 151 Yên Phụ để thực hiện dự án Xây dựng khu cây xanh kết hợp sân thể thao và công trình dịch vụ có tính chất kinh doanh.
Với chủ trương di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư, khu đất tại số 34 phố Đại Từ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội của Ngọc Linh được cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở để xây dựng công trình hỗn hợp thương mại dịch vụ, văn phòng làm việc. Trước đó, khu đất này là cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ, sản xuất hóa chất cơ bản.
Không có nhiều thông tin về dự án này. Song, trên website của CTCP Vinaconex 2 (nay là CTCP Đầu tư và Xây dựng Vina2) có nêu việc Hợp đồng nguyên tắc “Thực hiện tổng thầu EPC dự án Ngọc Linh Plaza” và Hợp đồng “Tổng thầu EPC giai đoạn 1“ với Ngọc Linh vào tháng 11/2019 đã ký để thực hiện tổng thầu EPC dự án Ngọc Linh Plaza, một tổ hợp dịch vụ, thương mại, văn phòng, căn hộ chung cư cao cấp 35 tầng với quy mô hơn 7.000 m2.

Trước khi bị BIDV siết nợ, vào tháng 7/2020, Ngọc Linh còn hợp tác cùng CTCP May Trúc Minh góp vốn thành lập Công ty TNHH Liên doanh Ngọc Linh – Trúc Minh với tỉ lệ lần lượt là 59% và 41%.
Ngoài đứng tên chính tại công ty Ngọc Linh, ông chủ Vũ Đức Tuấn còn đứng tên hai công ty khác là Công ty cổ phần Đầu tư Trường An Hải Phòng và công ty TNHH MTV Đầu tư nhà Hoàng Mai. Cả hai công ty này đều có kết quả kinh doanh không mấy nổi bật trong vài năm gần đây./.
Theo Viettimes
https://viettimes.vn/hai-lan-siet-no-dai-gia-khoang-san-ngoc-linh-cua-bidv-post141939.html
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- mỏ Bó Liều /
- Ngọc Linh Plaza /
- Công ty TNHH Ngọc Linh /
- khoáng sản Ngọc Linh /
- Đại Từ /
- phường Đại Kim /
- bidv /
- quận Hoàng Mai /
- ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam /
- Hà Nội /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Hải Phòng - Café khởi nghiệp sáng tạo
DNTH: Vừa qua, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hải Phòng tổ chức chương trình Café khởi nghiệp sáng tạo. Tham dự có ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Giám đốc Sở KH&CN, đại diện...

Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng: Người kiến tạo công nghệ xử lý rác thải "Made in Vietnam"
"Không xử lý được môi trường, đừng nghĩ đến phát triển bền vững" - Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam. Với hơn 22 năm cống hiến, ông đã tiên phong...

Loạt doanh nghiệp bị xử phạt thuế
DNTH: Với hành vi kê khai sai thuế, 3 doanh nghiệp bao gồm Kosy, Tập đoàn TNT và Hodeco đã phải chịu án phạt nặng, trong đó Kosy chịu mức phạt và truy thu lên đến hơn 6,8 tỷ đồng.

Gỡ nút thắt về vốn cho ngành lương thực thực phẩm
DNTH: Các chuyên gia đề xuất ngân hàng cần linh hoạt hơn trong chính sách tín dụng để tháo gỡ khó khăn, giúp ngành lương thực thực phẩm ổn định sản xuất, phát triển bền vững.

Giảm gánh nặng thủ tục, mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp
DNTH: Nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, Việt Nam đang tăng cường cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh.

Loài trà hoa vàng mang tên chung Việt - Nhật
Trong những ngày đại hàn cuối đông, chị Phạm Thị Lý, nhà khoa học gắn bó với nông dân gọi điện rủ tôi đi thăm lại khu bảo tồn Nam dược Nhất Dương Sinh.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...