Hạn chế thiệt hại do rét đậm, rét hại cho đàn vật nuôi

07:48 | 20/12/2024

DNTH: Để chủ động phòng, chống đói rét cho đàn gia súc, gia cầm, các tỉnh Tuyên Quang, Sơn La đang chỉ đạo các địa phương, đơn vị chuyên môn tập trung tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp che chắn chuồng trại, bổ sung vitamin; không chăn thả gia súc, gia cầm khi nhiệt độ xuống thấp; đảm bảo nguồn thức ăn dự trữ nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra cho đàn vật nuôi.

Chú thích ảnh
Bà Cà Thị Móng tại bản Pảng, xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La chăm sóc đàn bò của gia đình. Ảnh: Quang Quyết/TTXVN

Gia đình bà Cà Thị Móng ở bản Pảng, xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La thường xuyên chăn nuôi 6 con bò, hàng trăm con gà, vịt, dê mỗi năm. Khi vào thời tiết rét đậm, rét hại, gia đình bà được cán bộ, nhân viên khuyến nông, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố và Thú y của xã hướng dẫn về kỹ thuật chăm sóc, cách trồng cỏ voi, dự trữ, ủ chua thức ăn, tiêm phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

Gia đình bà Móng đã chủ động trồng 2.000 m2 cỏ voi để đảm bảo nguồn thức ăn thô xanh cho đàn bò, dê. Khi nhiệt độ xuống thấp dưới 10 độ C gia đình bà Móng không chăn thả gia súc. Đồng thời, bổ sung thêm thức ăn tinh và các loại Vitamin, cho uống nước ấm có pha thêm muối giúp giữ thân nhiệt cho gia súc.

Anh Lèo Văn Sáng ở bản Trung Tâm, xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La cho hay, gia đình anh duy trì nuôi từ 12 đến 15 con lợn/lứa; hàng trăm con gà mỗi năm. Sau khi được các cấp, ngành tuyên truyền, hướng dẫn, những năm gần đây gia đình anh đã tự biết cách chăm sóc đàn gia súc, gia cầm. Đặc biệt, vào mùa Đông, anh Sáng luôn đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn vật nuôi đầy đủ; hàng tuần rắc vôi khử trùng, tiêu độc chuồng trại; tiêm vaccine định kỳ, đảm bảo cho đàn gia súc, gia cầm luôn khỏe mạnh.

Ngoài ra, gia đình anh Sáng cũng đã đầu tư xây chuồng trại rộng, giúp cho đàn gia súc, gia cầm có điều kiện vận động, phát triển tốt hơn. Những ngày rét đậm, rét hại, anh Sáng lắp đặt bóng điện sưởi ấm cho đàn vật nuôi và dùng bạt che chắn xung quanh để không bị gió lùa, mưa tạt vào chuồng trại. Nhờ vậy, đàn vật nuôi của gia đình luôn có sức đề kháng tốt, không bị thiệt hại do đói, rét, dịch bệnh; thu nhập từ chăn nuôi năm sau cao hơn năm trước.

Theo thống kê, tỉnh Sơn La hiện có hơn 1.456.000 con gia súc; đàn gia cầm có hơn 8,33 triệu con. Khi chuẩn bị chuyển sang mùa Đông, chính quyền địa phương đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn, các xã, phường, thị trấn chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và đói, rét, tiêm phòng dịch bệnh định kỳ trên đàn gia súc, gia cầm.

Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Nguyễn Ngọc Toàn thông tin, hàng năm, chuẩn bị vào mùa Đông, đơn vị đã xây dựng kế hoạch, tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành công văn chỉ đạo, hướng dẫn việc phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, thủy sản.

Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản cũng chỉ đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn hướng dẫn nhân dân, hộ chăn trên địa bàn các biện pháp phòng, chống đói rét cho gia súc, gia cầm; xây dựng, che chắn chuồng trại chăn nuôi; cách ủ chua rơm, cỏ voi và các phụ phẩm từ nông nghiệp làm thức ăn cho đàn gia súc…

Tại tỉnh Tuyên Quang, mặc dù chưa xuất hiện rét đậm, rét hại, nhưng với kinh nghiệm chăn nuôi trâu, bò nhiều năm, gia đình anh Ma Phúc Duyên, thôn Bản Đồn, xã Minh Quang, huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) đã chủ động sửa lại chuồng trại, dùng bạt quây kín chuồng tránh gió lùa và chuẩn bị sẵn thức ăn dự trữ cho đàn bò của gia đình. Anh Duyên cũng tiêm vaccine phòng, chống bệnh dịch theo hướng dẫn của cán bộ thú y để đảm bảo sức khỏe cho đàn vật nuôi khi mùa đông đến.

Anh Duyên chia sẻ, để đảm bảo sức khỏe cho đàn vật nuôi, anh đã chuẩn bị sẵn rơm, cỏ voi, lá ngô làm thức ăn dự trữ. Cán bộ thú y xã cũng tuyên truyền cho người dân không chăn thả gia súc, gia cầm trong những ngày nhiệt độ xuống thấp và tu sửa chuồng trại, chuẩn bị thức ăn thô và tinh để tăng sức đề kháng cho đàn bò trong những ngày giá rét. 

googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1728378970213-0'); });

Toàn tỉnh Tuyên Quang hiện có gần 140.000 con trâu, bò; trên 536.000 con lợn và trên 7 triệu con gia cầm… Để chủ động phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi, tỉnh Tuyên Quang đã chỉ đạo các địa phương, đặc biệt là ngành nông nghiệp bám sát diễn biến thời tiết tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói rét, dịch bệnh.

Chú thích ảnh
Anh Lèo Văn Sáng tại bản Trung Tâm, xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La lắp đặt bóng điện sưởi ấm cho đàn gà vào những ngày giá rét. Ảnh: Quang Quyết/TTXVN

Theo đó, tỉnh thường xuyên cập nhật tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi và diễn biến phức tạp của thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống loa truyền thanh ở các khu dân cư để người chăn nuôi biết, không chủ quan và bị động trong việc chống, dịch bệnh và đói rét. Các địa phương và đơn vị chuyên môn tuyên truyền người dân áp dụng quy trình chăn nuôi phù hợp đảm bảo an toàn dịch bệnh; thực hiện tiêm phòng định kỳ và đầy đủ các loại vaccine cần thiết đối với từng loại vật nuôi...

Ông Nguyễn Công Hàm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang cho biết, sau những thiệt hại nặng nề từ hoàn lưu cơn bão số 3, hoạt động sản xuất bước đầu được khôi phục. Để thực hiện mục tiêu lấy vụ Đông bù vụ Mùa, ngành nông nghiệp đã có văn bản yêu cầu các chi cục phối hợp chặt chẽ với phòng chuyên môn của các địa phương trong tỉnh tăng cường lực lượng xuống cơ sở, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và hỗ trợ người dân khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng, chống rét hiệu quả cho cây trồng, vật nuôi.

Cùng với đó, ngành tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi củng cố chuồng trại, che chắn giữ ấm, dự trữ thức ăn, phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt ở các địa phương vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, nơi vật nuôi có nguy cơ bị ảnh hưởng do đói rét…

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Người nộp thuế cần cập nhật thông báo để tránh bị cấm xuất cảnh

DNTH: Chiều 8/11, Bộ Tài chính cho biết: Trước khi ban hành Thông báo tạm hoãn xuất cảnh, cơ quan thuế cũng đã thực hiện một số các biện pháp đôn đốc như gọi điện thoại, gửi email, mời lên làm việc, gửi thông báo nợ, gửi Quyết...

Nhu cầu tuyển dụng cuối năm tăng, doanh nghiệp đến trường đại học tìm lao động

DNTH: Trước nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp vào những tháng cuối năm tăng cao cùng với nhu cầu tìm kiếm việc làm cũng tăng, ngày 3/11, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh đã tổ chức ngày hội “Thực tập và việc làm TP...

Cảnh giác với các chiêu trò quảng cáo ‘chân mày phong thuỷ’

DNTH: Một điểm chung của các cơ sở “chân mày phong thuỷ” là sử dụng hình ảnh nghệ sĩ nổi tiếng để quảng cáo trên các trang mạng xã hội với nội dung điêu khắc chân mày, thay tướng đổi vận có chi phí thấp. Thế nhưng, khi đến...

Quy định về niên hạn sử dụng của xe cơ giới từ 1/1/2025, ai cũng nên biết

DNTH: Nhiều người thắc mắc, niên hạn sử dụng của xe cơ giới được quy định thế nào theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024?

Điều kiện để người lao động được nhận trợ cấp thôi việc, ai cũng nên biết

DNTH: Nhiều người thắc mắc về những trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động được nhận trợ cấp thôi việc và mức hưởng là bao nhiêu?

Theo quy định mới, sổ đỏ được đứng tên tối đa bao nhiêu người?

DNTH: Theo quy định hiện nay, trong một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gọi tắt sổ đỏ) được đứng tên tối đa bao nhiêu người?

XEM THÊM TIN