Hàng nghìn cây quất bonsai bạc triệu vẫn nằm im ở vườn, nông dân chẳng buồn ra đồng vì "ngồi trên đống nợ"

10:00 | 24/02/2021

DNTH: Nhiều hộ nông dân trồng cây cảnh ở phường Long Biên rơi vào cảnh nợ nần khi không bán được cây trong dịp Tết nguyên đán Tân Sửu.

Sau thời gian nghỉ Tết, những người trồng cây cảnh ở làng nghề như Nhật Tân, Tứ Liên... lại tất bật, bận rộn với công việc chuẩn bị cho một vụ hoa mới. 

Thế nhưng, ở một nơi trồng cây cảnh nằm cách làng đào Nhật Tân khoảng 2km, không khí nơi đây lại diễn ra vô cùng ảm đạm, heo hắt. Đó là phường Long Biên, quận Long Biên (Hà Nội), nơi mà hàng nghìn cây quất vẫn còn nằm im trên vườn vì ế. Nông dân thì chẳng buồn ra đồng vì đang "ngồi trên đống nợ".

Ghi nhận của chúng tôi những ngày sau Tết, nhiều hộ gia đình tại phường Long Biên còn cả vườn quất vẫn còn nguyên, có hộ bán được vài cây… Một số khác thì đang chặt bỏ, ươm lại vụ mới.

Ảnh: Hàng nghìn cây quất bonsai bạc triệu vẫn nằm im ở vườn, nông dân chẳng buồn ra đồng vì ngồi trên đống nợ - Ảnh 1.
Vườn quất còn nguyên sau Tết nguyên Đán

 

Ảnh: Hàng nghìn cây quất bonsai bạc triệu vẫn nằm im ở vườn, nông dân chẳng buồn ra đồng vì ngồi trên đống nợ - Ảnh 2.

 

 

Ảnh: Hàng nghìn cây quất bonsai bạc triệu vẫn nằm im ở vườn, nông dân chẳng buồn ra đồng vì ngồi trên đống nợ - Ảnh 3.

 

Ảnh: Hàng nghìn cây quất bonsai bạc triệu vẫn nằm im ở vườn, nông dân chẳng buồn ra đồng vì ngồi trên đống nợ - Ảnh 4.

 

Ảnh: Hàng nghìn cây quất bonsai bạc triệu vẫn nằm im ở vườn, nông dân chẳng buồn ra đồng vì ngồi trên đống nợ - Ảnh 5.
Hàng nghìn cây quất bonsai bạc triệu vẫn nằm im ở vườn

 

Ảnh: Hàng nghìn cây quất bonsai bạc triệu vẫn nằm im ở vườn, nông dân chẳng buồn ra đồng vì ngồi trên đống nợ - Ảnh 6.

 

Ảnh: Hàng nghìn cây quất bonsai bạc triệu vẫn nằm im ở vườn, nông dân chẳng buồn ra đồng vì ngồi trên đống nợ - Ảnh 7.
Những cây quất nhỏ, xấu sẽ không đủ điều kiện trồng lại vào năm sau

 

Ảnh: Hàng nghìn cây quất bonsai bạc triệu vẫn nằm im ở vườn, nông dân chẳng buồn ra đồng vì ngồi trên đống nợ - Ảnh 8.

 

Ảnh: Hàng nghìn cây quất bonsai bạc triệu vẫn nằm im ở vườn, nông dân chẳng buồn ra đồng vì ngồi trên đống nợ - Ảnh 9.
Chậu cảnh, nước tưới mọc rêu vì chủ không ra đồng

Chia sẻ với chúng tôi, anh Thế, một chủ vườn quất cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên dịp Tết vừa qua, vườn quất của anh chỉ bán được vài chục cây, không đủ tiền vốn. 

"Năm vừa rồi gia đình tôi lỗ nặng, hiện chúng tôi còn khoản tiền hơn trăm triệu gồm tiền thuê đất và các chi phí khác chăm sóc quất", anh Thế buồn bã nói.

Không chỉ riêng vườn quất của anh Thế, anh Hưng (quê Hưng Yên), chủ vườn quất ở phường Long Biên cho hay, gần Tết, anh đã đi vào trung tâm Hà Nội tìm mặt bằng thuê bán quất nhưng thấy tình trạng người mua thì ít nên đành bỏ ý định thuê chỗ bán quất, chấp nhận để nguyên cả vườn.

"Nếu chở cây ra không bán được còn lỗ nặng hơn, bởi vừa mất tiền thuê mặt bằng, vừa mất tiền vận chuyển, nhân công trông coi...", anh Hưng nói.

 

Ảnh: Hàng nghìn cây quất bonsai bạc triệu vẫn nằm im ở vườn, nông dân chẳng buồn ra đồng vì ngồi trên đống nợ - Ảnh 10.

 

Ảnh: Hàng nghìn cây quất bonsai bạc triệu vẫn nằm im ở vườn, nông dân chẳng buồn ra đồng vì ngồi trên đống nợ - Ảnh 11.

 

Ảnh: Hàng nghìn cây quất bonsai bạc triệu vẫn nằm im ở vườn, nông dân chẳng buồn ra đồng vì ngồi trên đống nợ - Ảnh 12.

 

Ảnh: Hàng nghìn cây quất bonsai bạc triệu vẫn nằm im ở vườn, nông dân chẳng buồn ra đồng vì ngồi trên đống nợ - Ảnh 13.
Số liên lạc chủ vườn đã mờ đi nhưng chẳng ai ngó đến vườn quất

Đang vận chuyển những chiếc chậu để trồng lại cây mới, ông Đức tâm sự: "Năm nay vườn quất nhà tôi có vài trăm gốc, gần Tết dù bán được cây nhưng cũng chẳng ăn thua vì giá quá rẻ. Có những cây quất năm ngoái bán tiền triệu năm nay chỉ bán được tiền trăm thôi, nói chung bán được hoà vốn là may lắm rồi".

"Trên đường ra vườn tôi thấy nhiều quất vất đầy đồng xót lắm nhưng việc của nhà nông mình vẫn phải làm thôi", anh Đỗ Quang Dũng (quê ở Văn Giang, Hưng Yên) chia sẻ.

 

Ảnh: Hàng nghìn cây quất bonsai bạc triệu vẫn nằm im ở vườn, nông dân chẳng buồn ra đồng vì ngồi trên đống nợ - Ảnh 14.

 

Ảnh: Hàng nghìn cây quất bonsai bạc triệu vẫn nằm im ở vườn, nông dân chẳng buồn ra đồng vì ngồi trên đống nợ - Ảnh 15.

 

Ảnh: Hàng nghìn cây quất bonsai bạc triệu vẫn nằm im ở vườn, nông dân chẳng buồn ra đồng vì ngồi trên đống nợ - Ảnh 16.

 

Ảnh: Hàng nghìn cây quất bonsai bạc triệu vẫn nằm im ở vườn, nông dân chẳng buồn ra đồng vì ngồi trên đống nợ - Ảnh 17.
Anh Dũng (áo đỏ) cố gắng cải tạo lại vườn để trồng vụ quất mới

Theo anh Dũng, vườn quất của gia đình anh năm nay có gần 1000 cây nhưng chẳng bán được bao nhiêu. "Thợ buôn năm nay chẳng xuống vườn mua, nhà tôi phải chở từng cây đi bán, vừa may kéo lại đường tiền vốn mua giống, phân do...

Dù vậy, mọi người vẫn động viên nhau, cố gắng ra đồng làm việc, những cây quất không bán được để ươm giống cho mùa sau. Với tình hình này, tôi chỉ mong dịch bệnh sẽ nhanh chóng hết để người nông dân chúng tôi đỡ khổ. Cả năm chúng tôi chỉ trông chờ vào vườn quất thôi".

 

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi

DNTH: Kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, cả nước đã xảy...

Mùa cá ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long

DNTH: Theo quy luật tự nhiên, hàng năm, cứ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về Đồng bằng sông Cửu Long mang theo biết bao tôm cá, tràn vào đồng ruộng để sinh sôi, nảy nở,… Đến tháng 9, nước bắt đầu rút, cũng...

Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

DNTH: Nhờ có chợ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản, hàng hóa thiết yếu, từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa và gia tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Gia Lai.

XEM THÊM TIN