Hàng Việt ra nước ngoài qua kênh phân phối hiện đại
09:51 | 27/05/2019
DNTH: Không chỉ tập trung xuất khẩu hàng hóa trực tiếp qua đối tác ngoại, các doanh nghiệp Việt hiện nay còn chủ động tiếp cận, mở rộng thị trường sang nhiều nước khác nhau nhờ vào kênh phân phối hiện đại.
Kênh phân phối hiện đại đang trở thành cầu nối tốt cho hoạt động xuất khẩu.
Hàng Việt ra thế giới qua nhà bán lẻ
Bộ Công thương cho hay, ngoài việc hỗ trợ doanh nghiệp (DN) đẩy mạnh xuất khẩu trực triếp, Bộ còn hỗ trợ để hàng Việt có thể được xuất khẩu qua các kênh bán lẻ hiện đại như: Hệ thống siêu thị, thương mại điện tử. Đáng chú ý, xuất khẩu qua kênh phân phối hiện đại thời gian qua diễn ra khá tốt. Đơn cử, Bộ Công thương cũng xúc tiến việc ký kết tiêu thụ hàng hóa Việt Nam tại hệ thống phân phối của Tập đoàn Central Group (Thái Lan). Đối với Tập đoàn bán lẻ Aeon (Nhật Bản), theo kế hoạch dự kiến, đến năm 2020 hệ thống của Tập đoàn này sẽ tiêu thụ khoảng 500 triệu USD hàng hóa Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu này sẽ nâng lên gấp đôi vào năm 2025. Mới đây nhất, Bộ Công thương còn tổ chức tuần lễ hàng Việt tại Singapore với nhiều mặt hàng như tôm, cá, phở, trái cây,… Hơn 600 mặt hàng đang có mặt tại hệ thống siêu thị của Singapore, tạo điều kiện tốt giúp hàng Việt lan tỏa ra thị trường nước ngoài.
Dựa trên chất lượng và mẫu mã sản phẩm “made in Vietnam”, các nhà bán lẻ nước ngoài khẳng định rằng, Việt Nam có nhiều sản phẩm tiêu dùng được người nước ngoài ưa thích. Vì vậy, DN nên gia tăng các hình thức xuất khẩu sao cho hiệu quả nhất. Bên cạnh việc xuất khẩu trực tiếp thông qua đối tác nước bản địa, DN có thể tận dụng các kênh phân phối hiện đại nước ngoài để đưa hàng Việt vào thị trường ngoại.
Hiện một số nhà phân phối hỗ trợ hàng Việt vươn xa phải kể đến Saigon Co.op, Aeon, Big C, Lotte,… Điển hình, Saigon Co.op xuất khẩu vải, bưởi da xanh qua Singapore; Lotte xuất khẩu hàng tiêu dùng và hàng đặc sản qua Hàn Quốc,… Ông Nguyễn Anh Đức – Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op cho hay, trung bình một năm đơn vị thu về gần 2 triệu USD cho mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Singapore như: Bưởi năm roi, khoai lang, thanh long. Đối với kênh phân phối ngoại như Aeon, nhiều mặt hàng trong nước đã có mặt trong hệ thống phân phối của đơn vị này ở nước ngoài. Đơn cử, trong năm 2018 vừa qua, sản phẩm cá ba sa của một nhà máy tại Bến Tre có sản lượng xuất khẩu khoảng 1.000 tấn, tăng gấp 20 lần và dự kiến, sẽ gia tăng sản lượng khoảng 1.500 tấn trong năm 2019 để cung cấp cho hệ thống phân phối này.
Ngoài mặt hàng thực phẩm tươi sống, một số loại trái cây Việt đã vào hệ thống Aeon. Cụ thể, trái xoài Việt Nam tham gia thị trường Nhật Bản và cạnh tranh với xoài Thái Lan, Philippines, Pakistan. Mong muốn vươn xa vào thị trường không biên giới, hàng Việt liên tục có mặt ở hệ thống siêu thị của Central Group Thái Lan. Theo thông tin của đại diện Central Group, khoảng 50 sản phẩm của Việt Nam có mặt trong các siêu thị thuộc Tập đoàn này. Con số trên không nhiều so với vô số sản phẩm Việt, tuy nhiên phần nào tạo dấu ấn ở thị trường ngoại. Bà Nguyễn Thị Hồng – Phó Chủ tịch phụ trách Trách nhiệm xã hội và Phát triển bền vững Tập đoàn Central Group cho rằng, Tập đoàn mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác từ DN Việt.
Chú trọng chất lượng, mẫu mã
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải thông tin, thời gian qua Bộ Công thương đã làm việc với nhiều Tập đoàn phân phối nước ngoài để đưa hàng hóa của Việt Nam vào hệ thống phân phối toàn cầu. Dưới sự bảo trợ của Bộ Công thương, tuần hàng Việt Nam tại các nước được nhân rộng nhằm hỗ trợ DN tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng các nước. Ngoài sự giúp đỡ của Bộ Công thương, Trung tâm Xúc tiến Thương mại TPHCM (ITPC) cũng là một trong những cầu nối cho hoạt động trên. Trong khi đó, ông Nguyễn Tuấn - Phó Giám đốc ITPC cho hay, ITPC đang đẩy mạnh hỗ trợ DN giới thiệu sản phẩm với người tiêu dùng tại nhiều quốc gia, nhiều thị trường khác nhau qua kênh phân phối hiện đại.
Trước kết quả phát triển thị trường hàng hóa xuất khẩu qua kênh phân phối hiện đại đáng mừng, song các nhà phân phối cũng chỉ ra những khuyết điểm của sản phẩm Việt. Không ít nhà phân phối cho rằng, DN cần chú trọng chất lượng sản phẩm nhiều hơn, đảm bảo nghiêm ngặt các tiêu chuẩn của thị trường quốc tế. Xoài Việt Nam rất ngon nhưng so sánh với Philippines hay Thái Lan rõ ràng chưa thể cạnh tranh. Xoài Việt thua xoài các nước ở vị ngọt. Chưa hết, đối với thực phẩm đóng gói, một số nhà bán lẻ quốc tế nhận định, bánh phồng tôm Việt ngon hơn cả các sản phẩm cùng loại của Thái. Thế nhưng, sản phẩm vẫn chưa được người tiêu dùng lựa chọn vì bao bì chưa phù hợp, thiếu tiếng Anh hoặc tiếng Thái. Trên bao bì cần phải ghi rõ nguyên liệu, thành phần cụ thể.
Ngoài ra, sản phẩm còn cần có sự kiểm định, chứng nhận của cơ quan quản lý nước nhập khẩu. Từ trước đến nay, việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu hoàn toàn không đơn giản. Muốn xuất khẩu hiệu quả cao phải đáp ứng đủ yêu cầu. Đối với mặt hàng nông sản, ngoài chất lượng sản phẩm phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Với mặt hàng tiêu dùng, cần có những sản phẩm tốt hơn hẳn về mọi mặt, DN nên bán thứ người tiêu dùng cần. Sản phẩm xuất khẩu qua kênh bán lẻ phải tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn chuyên ngành, tiếp đó là tiêu chuẩn của hệ thống phân phối.
Theo Thanh Giang
Báo ĐĐK
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- mở rộng thị trường /
- tiếp cận /
- phân phối hiện đại /
- hàng Việt /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá
DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp
DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại
DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD
DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024
DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD
DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...