Thứ hai, 29/05/2023, 05:04

tapchidoanhnghiepvathuonghieu@gmail.com

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Phát triển thương hiệu Doanh Nhân

Hành trình vì lòng tự tôn cà phê Việt của Julie Đặng

Nếu có dịp thấy Julie Đặng làm việc một cách cẩn thận và tỉ mỉ ở xưởng rang, mới cảm nhận hết tình yêu của cô với từng hạt cà phê. Với Julie, để có "một ly cà phê đẹp" cần người rang có tâm. Hẳn, nhiều người sẽ bất ngờ trước khái niệm “cà phê đẹp” của cô, nhưng Julie lý giải đơn giản: cà phê không chỉ là loại thức uống cho năng lượng hay sự tỉnh táo, mà còn có tính thẩm mỹ ở mùi hương độc đáo và khác biệt. Mùi hương cà phê hoàn toàn tự nhiên, không lai tạp, tẩm ướp sẽ tạo sản phẩm cà phê đẹp cho người thưởng thức.
Hành trình vì lòng tự tôn cà phê Việt của Julie Đặng

Ở Việt Nam, Julie Đặng là người đầu tiên đào tạo “Cảm quan về cà phê” tại Vietnam Barista School. Mọi người thường nghĩ muốn làm cà phê chỉ cần có máy móc và kỹ thuật là đủ. Nhưng với Julie, dù máy móc và kỹ thuật tốt đến đâu cũng khó làm được cà phê thành công nếu không có cảm quan về nó. 

“Nếu không học về mùi hương thì làm sao có thể làm ra một ly cà phê đẹp? Từ sự khác biệt về mùi vị, người thưởng thức cà phê có thể thấy được hành trình hạt cà phê đi từ vườn đến thành phẩm cuối cùng ra sao. Nếu đi đến cuối cùng mà cà phê vẫn giữ được vị ngọt tự nhiên, hương thơm tự nhiên, nghĩa là hạt cà phê đã qua những giai đoạn xử lý đúng cách, sản phẩm cà phê được trân trọng và nâng niu như vậy là vô cùng đáng quý”, Julie chia sẻ. 

Cà phê trở thành một phần con người

Julie vốn không ấn tượng gì với cà phê - một thứ thức uống có màu đen, vị đắng bán khắp các nẻo đường Sài Gòn. Cho đến năm nhất đại học, một người bạn nước ngoài mời cô một ly espresso pha máy. “Tôi chưa từng uống một loại cà phê nào vừa béo vừa thơm một cách dễ chịu và cho năng lượng mạnh như vậy”, Julie nhớ lại. 

Nghĩ một người không thích cà phê đậm đặc như mình uống được thì có lẽ nhiều người cũng thích. Thế là cô sinh viên năm nhất đại học quyết định khởi nghiệp kinh doanh bằng một chiếc xe cà phê tự thiết kế. Thời điểm năm 2007 - 2008, xe cà phê pha máy “bán rong” của Julie vẫn là mô hình còn rất mới và hiếm tại Sài Gòn. “Phi vụ” kinh doanh này ngốn cả trăm triệu đồng nhưng cho doanh thu lên rất nhanh. Tuy nhiên, Julie lúc đó còn nhiều việc khác để quan tâm, trong đó có việc học nên xe cà phê cũng khép lại sau một năm. 

ao-trang-9096-1599615368.jpg

Julie Đặng làm giám khảo trong một cuộc thi về Cảm quan mùi vị

Đắm say cà phê, Julie lao vào khám phá nó. Cô tâm sự mình chỉ hạnh phúc khi được học tập, nghiên cứu và giảng dạy về cà phê. Cô đã đổ rất nhiều tiền cho các khoá học trên khắp thế giới, với những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này. Càng học và nghiên cứu sâu, cô càng say mê. Trong quan niệm của Julie, cà phê không đơn thuần chỉ là một loại thức uống mà là tổng hòa tất cả các lĩnh vực liên quan đến đời sống văn hóa con người. Khi thế giới thay đổi, đời sống con người thay đổi thì văn hóa cà phê cũng thay đổi theo. 

Sau bao năm bôn ba, cuối cùng Julie cũng "bỏ túi" vốn kiến thức kha khá và mong muốn chia sẻ cho những người có cùng đam mê. Bởi vậy, Julie nói mình yêu thích công việc giảng dạy tại Vietnam Barista School hơn là kinh doanh. “Tôi hạnh phúc khi thấy học viên “vỡ” ra nhiều thứ mới mẻ về cà phê. Từ các phản hồi của họ, tôi thấy lại chính mình khi đi trên hành trình đến với cà phê, đó là cảm xúc sung sướng và cảm động mỗi lần mở một cánh cửa mới, đôi khi là choáng ngợp vì nó quá tuyệt vời”, Julie chia sẻ về niềm vui của mình.

Julie truyền kiến thức và đam mê cho học viên và ngược lại, sự ham học hỏi và cầu tiến của họ kích thích cô muốn nhân rộng mô hình chia sẻ của mình nhiều hơn nữa. Julie nhớ có lần vì "say" truyền đạt quá mà cô mất giọng, như lần cô đào tạo về “Cà phê take away” cho hơn 10.000 học viên trong 3 tháng liền. "Nhưng đổi lại, mình như được tiếp thêm nhiều năng lượng mới", cô cười tươi. 

Người giới thiệu về cà phê Việt Nam

Đi nhiều nơi, uống nhiều cà phê ở các nước, Julie càng thấy quý hạt cà phê của quê hương. Cô cũng không khỏi tự hào khi Việt Nam sản xuất ra được một trong những loại cà phê chất lượng nhất thế giới. Tuy nhiên, khi làm việc với các đối tác nước ngoài, Julie luôn có cảm giác như hạt cà phê của đất nước mình chưa được coi trọng trên chính trường quốc tế. 

Đến một lần làm giám khảo trong cuộc thi về cà phê khu vực châu Á, cô càng cảm nhận sâu sắc về cái nhìn của thế giới về đất nước mình. “Tôi không thấy tự hào khi mọi người nghĩ tôi là giám khảo đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc hay một nước nào khác ngoài Việt Nam. Tôi thấy tự ái khi họ coi thường cả người thi lẫn người làm cà phê Việt. Từ lúc đó, tôi đặt cho mình một mục tiêu là phải trở thành người xuất sắc nhất trong các cuộc thi về cà phê quốc tế, ở vị trí người thi cũng như vị trí giám khảo. Hơn thế, tôi phải trở thành người dạy về cà phê ở các nước chứ không riêng gì ở quê hương”, Julie bộc bạch.

ao-den-5588-1599615368.jpg

Julie Đặng dạy về kỹ thuật rang cà phê

Từ năm 2017, Julie trở thành giám khảo kỹ thuật và giám khảo trưởng trẻ tuổi nhất tại các giảivô địch thế giới về bộ môn cảm quan tại Hàn Quốc, bộ môn Latte Art tại Singapore, Myanmar, Indonesia, Malaysia, Philippines… Cô cũng trở thành Chủ tịch Hiệp hội quốc tế các trường đào tạo về cà phê, làm thành viên của Hiệp hội cà phê đặc sản thế giới, Hiệp hội cà phê châu Âu, giảng viên của Viện Nghiên cứu Phát triển cà phê Hàn Quốc…

Trong các cuộc thi lớn, Julie muốn giới thiệu văn hóa cà phê Việt Nam qua những sản phẩm cà phê đẹp nhất với mùi hương tự nhiên của vùng đất quê hương. Nhưng khi trở về với công việc thường nhật, Julie không quá khó tính trong thưởng thức cà phê.

Đối với cô, ly cà phê ngon là đạt được sự cân bằng giữa yếu tố văn hóa, ẩm thực và tinh thần. Thế nên, cô có thể thưởng thức ly Espresso pha bằng loại máy tốt nhất và cũng rất vui khi uống ly cà phê phin hương vị tự nhiên. Thậm chí, một ly cà phê pha bằng vợt, không đạt một chỉ số nào về kỹ thuật nhưng Julie vẫn thấy ngon vô cùng khi được thưởng thức cùng với chiếc bánh chuối nóng hổi tại nhà một người dân ở Bali, giữa thiên nhiên rộng lớn trong một ngày đẹp trời. 

“Cà phê mỗi nơi đều ngon theo cách riêng, vì nó gắn liền với con người, văn hóa của từng vùng đất. Hạt cà phê đã trở thành cây cầu kết nối tự do trong văn hóa thưởng thức, tính độc lập, khác biệt của các dân tộc trên thế giới. Và con người sẽ cảm thấy hạnh phúc khi hiểu được cảm quan của chính mình”, Julie nói. 

Theo DNSG

Cùng chuyên mục

Ra mắt Vườn ươm Khởi nghiệp Doanh nhân trẻ

Ra mắt Vườn ươm Khởi nghiệp Doanh nhân trẻ

DNTH: Với mong muốn thúc đẩy phong trào khởi nghiệp của đội ngũ doanh nhân trẻ ở Việt Nam và hướng đến mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp dựa trên các sản phẩm ứng dụng công nghệ blockchain, ngày 26/6, Tạp chí Điện tử Doanh nhân trẻ và Quỹ đầu tư OneBit, ra mắt Vườn ươm Khởi nghiệp Doanh nhân trẻ.
5 doanh nhân TP.HCM được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND

5 doanh nhân TP.HCM được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND

Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) cho biết, được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM giao nhiệm vụ, HUBA đã tiến hành sàng lọc và đề cử 5 doanh nhân vào danh sách ứng cử đại biểu quốc hội khóa XV (2021-2026) và HĐND TP.HCM nhiệm kỳ 2021-2026.
Khoản vay trăm tỉ của ông Phan Thạch Tâm ở Saigontel

Khoản vay trăm tỉ của ông Phan Thạch Tâm ở Saigontel

DNTH: Không phải là lãnh đạo cấp cao của công ty nhưng ông Phan Thạch Tâm vẫn được nhóm Saigontel cho vay tín chấp số tiền lên tới 121,5 tỉ đồng, tính đến cuối quý 2/2021.
CEO Gojek Phùng Tuấn Đức: để chuyển đổi số thành công cần thay đổi tư duy và văn hóa doanh nghiệp

CEO Gojek Phùng Tuấn Đức: để chuyển đổi số thành công cần thay đổi...

DNTH: Tại Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 2022, ông Phùng Tuấn Đức - Tổng Giám đốc Gojek Việt Nam đã chia sẻ về kinh nghiệm thực tế của doanh nghiệp trong việc chuyển đổi số.
Chủ tịch Đèo Cả làm Phó Chủ tịch Hưng Thịnh Incons

Chủ tịch Đèo Cả làm Phó Chủ tịch Hưng Thịnh Incons

Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả, ông Hồ Minh Hoàng là gương mặt quen thuộc trong lĩnh vực hạ tầng giao thông với biệt danh “Vua đào hầm”.
Hoa hậu doanh nhân Đặng Thị Xuân Hương: Hoa hậu áo dài Việt Nam hội tụ vẻ đẹp nhân ái và trí tuệ

Hoa hậu doanh nhân Đặng Thị Xuân Hương: Hoa hậu áo dài Việt Nam hội...

DNTH: Cuộc thi Hoa hậu áo dài Việt Nam 2022 đã kết thúc khi tìm ra ngôi vị cao quý nhất của cuộc thi, trong đó có lẽ khó có ai quên được những ý kiến đóng góp nhận xét của Trưởng ban giám khảo Đặng Thị Xuân Hương.
Tỷ phú Hồ Hùng Anh – "Ông trùm" ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam

Tỷ phú Hồ Hùng Anh – "Ông trùm" ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam

DNTH: Không chỉ là ông chủ ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam, ông Hồ Hùng Anh cũng dấn thân vào lĩnh vực bất động sản, với các thương vụ và nhiều dự án đình đám tại TP.HCM và Hà Nội… Nhiều người biết rằng, đằng sau đế chế bất động sản mới nổi Masterise Group là bóng dáng ông Hồ Hùng Anh và những người liên quan trong gia đình ông.
Hệ sinh thái kín tiếng của đại gia phân bón Nguyễn Tiến Dũng 'Apromaco'

Hệ sinh thái kín tiếng của đại gia phân bón Nguyễn Tiến Dũng 'Apromaco'

Có nguồn tích luỹ đáng kể từ hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, Apromaco của đại gia Nguyễn Tiến Dũng đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang cả logistics, bất động sản và cả sân golf.