Hạt điều Bình Phước bị giả xuất xứ, bán tràn lan

09:27 | 29/08/2020

DNTH: Hội Điều Bình Phước khẳng định “Hạt điều Bình Phước” được Cục Sở hữu Trí tuệ bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Quyết định số 673/QĐ-SHTT ngày 13/3/2018. Do đó, Hiệp hội lên án hành vi giả thương hiệu, xuất xứ, gây ảnh hưởng đến uy tín "Hạt điều Bình Phước". Đây là vụ giả thương hiệu nông sản thứ hai, sau vụ xoài Cao Lãnh vừa bị dư luận và cơ quan chức năng lên án.

Hạt điều Bình Phước bị giả xuất xứ, bán tràn lan

Hội Điều Bình Phước vừa có công văn kêu cứu gửi đến UBND tỉnh Bình Phước, các cơ quan liên quan về tình trạng hạt điều giả xuất xứ Bình Phước được bán tràn lan. Theo cơ quan này, gần đây có nhiều trang web và mạng xã hội rao bán hạt điều ghi xuất xứ là điều Bình Phước. Cụ thể, hạt điều bể được bán với giá 100.000 đồng/6 hộp, hạt điều còn vỏ lụa được bán với giá 100.000 đồng/3 hộp…

Hội Điều Bình Phước và các doanh nghiệp điều trên địa bàn xác nhận những sản phẩm được bán không phải điều Bình Phước chính hiệu, mà là sản phẩm nhập khẩu từ vụ cũ, chất lượng kém. Bao bì không có nhãn mác, không ghi thông tin sản phẩm, không có hạn sử dụng. Về chất lượng, có nhiều hạt sâu, nhân bị mốc, nhăn teo, không còn mùi vị đặc trưng của nhân điều. Do đó, sản phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Trong khi nếu có sự cố cũng không có địa chỉ cụ thể truy trách nhiệm.

Tình trạng giả mạo chỉ dẫn địa lý đã ảnh hưởng xấu đến thương hiệu cũng như uy tín của các doanh nghiệp sản xuất điều tại Bình Phước.

Tình trạng giả mạo chỉ dẫn địa lý đã ảnh hưởng xấu đến thương hiệu cũng như uy tín của các doanh nghiệp sản xuất điều tại Bình Phước

Theo Hội Điều Bình Phước, thương hiệu “Hạt điều Bình Phước” được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp chỉ dẫn địa lý tại Quyết định số 673/QĐ-SHTT ngày 13/3/2018. Do đó, tình trạng giả mạo đã ảnh hưởng xấu đến thương hiệu cũng như uy tín của các doanh nghiệp sản xuất điều tại địa phương.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá hạt điều xuất khẩu giảm mạnh, trong khi các thị trường xuất khẩu ngày càng yêu cầu khắt khe chất lượng khiến nhiều doanh nghiệp chế biến hạt điều gặp khó khăn. Hiện nhu cầu tiêu thụ hạt điều rang muối của Trung Quốc chững lại.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu hạt điều đạt 266,5 nghìn tấn, trị giá 1,73 tỷ USD. Tuy tăng 11% về lượng, nhưng giá xuất khẩu lại giảm hơn 13%. Giá xuất bình quân trong tháng 7/2020 đạt 5.805 USD/tấn, là mức thấp nhất trong nhiều năm.

Theo DNSG

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

"Đánh liều" trồng rau rừng mọc hoang, ngờ đâu dân tình đến nhà anh nông dân Đắk Lắk mua tới tấp

DNTH: Khi vườn rau bò khai-một loại rau dại vốn mọc hoang của gia đình anh Ma Văn Sa (xã Ea Tir, huyện Ea H'leo, tỉnh Đắk Lắk) phát triển, nhiều hộ dân trong vùng đã đến mua về ăn. Nhận thấy nhu cầu sử dụng loại rau rừng đặc sản này...

Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ

DNTH: Theo các chuyên gia, nếu biết tận dụng lượng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt biến thành phân bón hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho nhiều nông hộ.

Nông dân Hòa Bình lãi hàng trăm triệu mỗi năm từ gà ri bản địa

DNTH: Chăn nuôi chuẩn hóa cùng đầu ra đảm bảo giúp người nuôi gà ri bản địa ở huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) có thể thu lợi nhuận từ 200 - 600 triệu đồng/năm.

Ra mắt sàn Thương mại điện tử chuyên về nông sản chất lượng cao

DNTH: Sàn thương mại điện tử (TMĐT) nongsan.buudien.vn chuyên về nông sản chất lượng cao đầu tiên tại Việt Nam do Vietnam Post làm chủ về công nghệ và vận hành ra mắt chiều 12/12.

Mô hình rừng - thủy sản cho nông dân thu nhập bền vững

DNTH: Kết thúc mùa vụ nuôi trồng thủy sản vùng nước mặn, lợ năm 2024, hàng ngàn hộ nông dân ở các vùng ven biển tỉnh Trà Vinh đạt mức thu nhập bình quân khoảng 150 triệu đồng/ha/năm từ mô hình trồng rừng kết hợp...

Cây dứa bén rễ trên vùng đất Vũ Quang

Sau khi trồng thử nghiệm trồng 5ha dứa đạt kết quả tốt trên đất Vũ Quang (Hà Tĩnh), chính quyền địa phương đang nỗ lực vận động người dân tiếp tục mở rộng quy mô cây trồng để vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa phát triển...

XEM THÊM TIN