Hậu Giang: Người nông dân 'chán' trồng mía
15:49 | 02/06/2020
DNTH: Những ruộng mía bạt ngàn từng giúp cho người nông dân Hậu Giang thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhưng chỉ vài năm trở lại đây cây mía dường như đã mất dần đi thời "hoàng kim". Giá mía liên tục giảm, ngành mía đường phải cạnh tranh lớn với đường nhập khẩu giá rẻ, đời sống người dân khó cải thiện, khiến họ dần mất đi niềm "đam mê" với cây mía.
Diện tích mía của Hậu Giang những năm gần đây giảm mạnh
Hậu Giang là một trong những địa phương trồng mía lâu năm với diện tích lớn ở miền Tây, đồng thời cũng là nơi có nhiều nhà máy đường hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân phát triển cây mía. Thế nhưng vài năm gần đây, diện tích mía ở Hậu Giang không tăng, mà còn giảm đi rất nhanh.
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang, nếu như vụ mía năm 2018, nông dân trong tỉnh sản xuất hơn 10.581ha thì sang năm 2019 giảm xuống còn 8.147ha và kế hoạch vụ mía của năm 2020 chỉ còn 5.800ha…
Nguyên nhân dẫn đến những cánh đồng mía liên tục bị thu hẹp là do tình trạng tiêu thụ khó khăn, giá bán thấp chỉ 600-700 đồng/kg, trong khi chi phí giá thành hơn 676 đồng/kg khiến nông dân từ hòa đến lỗ. Bên cạnh đó, vụ mía vừa rồi ở Hậu Giang chỉ còn 1/3 nhà máy đường hoạt động; máy móc trục trặc, thu mua muộn… cộng với nhân công thu hoạch thiếu trầm trọng, làm tăng chi phí và giảm năng suất, chữ đường, khiến nông dân thiệt trăm bề.
Từ thực tế cho thấy, khoảng 3 năm gần đây, mía là cây trồng mà nông dân miền Tây phá bỏ nhiều nhất với tổng diện tích hàng ngàn héc-ta. Trên phần đất mía này, các loại cây: bắp, mè, rau màu, nhãn, xoài, sầu riêng, mãng cầu… được bà con nông dân phủ xanh, đem lại thu nhập cao gấp nhiều lần và mở ra triển vọng mới trong thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng của địa phương.
Nông dân Hậu Giang chuyển đất mía sang trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao hơn
Ở Cù Lao Dung (Hậu Giang) do điều kiện đất đai thổ nhưỡng nên khi phá bỏ mía, phần lớn bà con nông dân chuyển sang trồng nhãn Ido, xoài, bưởi da xanh, rau màu và nuôi thủy sản.
Tại Hậu Giang, ngành chức năng phối hợp cùng chính quyền địa phương và nông dân tiếp tục chuyển đổi đất trồng mía kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác. Riêng năm 2020, sẽ có khoảng 2.091ha đất mía được định hướng chuyển sang trồng cây ăn trái, rau màu, trồng lúa… thậm chí trồng tràm và tre.
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang, tùy theo điều kiện kinh tế, tình hình tiêu thụ mà người dân nên chọn đối tượng cây trồng để chuyển đổi cho phù hợp. Trong đó, ưu tiên xây dựng và triển khai nhân rộng các mô hình chuyển đổi mà sản phẩm đầu ra ổn định, định hướng phát triển lâu dài, được các đơn vị bao tiêu sản phẩm.
Hộ trồng mía có diện tích nhỏ nên chuyển sang cây ngắn ngày như bắp, rau màu kết hợp trồng bông súng dưới mương để tăng thu nhập. Người dân trồng mía khi chuyển đổi sang cây trồng khác, nên tìm hiểu, trao đổi, ứng dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến, các công nghệ mới đưa vào sản xuất cho từng loại cây nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
Khánh Hòa
THSP
Một huyện của Tiền Giang đã thả 500.000 con ong ký sinh chỉ để tìm diệt một loài động vật quái ác hại dừa
DNTH: Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) tích cực duy trì việc nhân nuôi ong ký sinh kiểm soát sâu đầu đen tại huyện. Đến nay, đơn vị đã phóng thích được hơn 500.000 con ong ký sinh ra các vườn dừa ngăn...
Hơn 1.000ha lúa vừa gieo sạ bị ngập úng do mưa lũ
DNTH: Quảng Ngãi Diễn biến mưa lớn dài khiến nước lũ dâng cao, gây ngập gần 60 nhà dân và ngập úng hơn 1.200ha lúa đã gieo sạ tại thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi).
Nông dân Kon Tum hướng đến làm du lịch nông nghiệp
DNTH: Trong những năm qua, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có những hoạt động thiết thực đồng hành cùng hội viên nông dân xây dựng các mô hình phát triển kinh tế nói chung, mô hình phát triển du lịch nông thôn nói...
Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị ở Lạng Giang
DNTH: Với nhiều cách làm sáng tạo, nỗ lực và quyết tâm cao trong thực hiện kế hoạch, chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) tiếp tục đạt được những kết quả tích cực, từng bước chuyển mình mạnh mẽ và...
Xã Canh Nậu - Thạch Thất (Hà Nội): Mô hình Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu quảng bá và sản phẩm OCOP làng...
DNTH: Huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội có hơn 50 làng nghề truyền thống, thu hút hàng chục nghìn lao động nông thôn.
Cà phê Gia Lai vươn tầm quốc tế, L’amant Café đạt thương hiệu quốc gia
DNTH: Năm 2024 đánh dấu cột mốc quan trọng cho ngành cà phê Gia Lai khi Công ty TNHH Vĩnh Hiệp vươn lên trở thành nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên thương hiệu L’amant Café của doanh nghiệp này được công...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết việc làm mới cho 169.000 lao động
-
Lo thua lỗ, nhà vườn giảm số lượng hoa Tết
-
Hơn 13.500 trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý ngày đầu năm mới
-
Nỗ lực vì TP. Pleiku “văn minh-xanh, sạch, đẹp”
-
Những tuyến phố đắt nhất Hà Nội theo bảng giá mới năm 2025
-
Hà Nội đề xuất duy trì Sở GTVT, Sở Xây dựng khi sắp xếp bộ máy
Sống khỏe
-
Herbalife khảo sát 'New Year, New Me' về nâng cao thể chất của người Việt Nam năm 2025
-
Người dân có thể mua thuốc trực tuyến trên ứng dụng VNeID
-
Đảng bộ Bệnh viện đa khoa Vân Đình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024
-
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp: Nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
-
Đã có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết tại Thu Cúc TCI
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...