Hiệp định EVFTA: Hàng loạt rào cản buộc nông sản Việt phải vượt qua nếu muốn vào EU

15:14 | 23/06/2020

DNTH: Bên cạnh những cơ hội lớn mà Hiệp định EVFTA mang lại, xuất khẩu nông sản Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Quy luật cạnh tranh sẽ bắt buộc Việt Nam phải vươn lên để làm chủ được mình, thực hiện tốt nhất những cam kết đã ký với các nước.

VFTA góp phần thu hút các dự án đầu tư 

Ngày 8/6, Quốc hội đã chính thức nhấn nút biểu quyết thông qua Hiệp định Thương mại Tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Dự kiến Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào tháng 8/2020.
 



Hàng loạt rào cản buộc nông sản Việt phải vượt qua nếu muốn vào EU

Xét về tổng thể, EVFTA sẽ góp phần giúp đa dạng hóa thị trường để không bị phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường nào, từ đó giúp bảo đảm an ninh kinh tế của Việt Nam. EVFTA được dự đoán sẽ mang lại tác động tích cực cho cả hai bên, gần 100% giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn.
 

Đối với xuất khẩu nông sản, khi EVFTA có hiệu lực, nhiều mặt hàng của Việt Nam sẽ được giảm thuế về 0% như: gạo tấm, các sản phẩm từ hạt… Đối với mặt hàng rau củ quả, thủy sản, EU cũng cam kết xóa bỏ 50% số dòng thuế, 50% dòng thuế còn lại sẽ được xoá bỏ trong lộ trình 5 – 7 năm.
 

Theo dự báo, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của một số ngành nông sản sẽ tăng đáng kể cho tới năm 2025 nhờ EVFTA. Cụ thể, gạo sẽ tăng thêm 65%, đường tăng thêm 8%, thịt lợn tăng 4%, lâm sản tăng 3%, thịt gia súc, gia cầm tăng 4% vào năm 2025.
 

Đặc biệt, EVFTA còn góp phần thu hút các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp chuyển giao công nghệ, cách thức tổ chức sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, từ đó giúp tăng sản lượng, chất lượng nông sản, giúp nông sản Việt Nam đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường châu Âu…
 

Góc nhìn từ chuyên gia 
 

Bên cạnh những cơ hội lớn mà Hiệp định EVFTA mang lại, xuất khẩu nông sản Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít thách thức.
 

Theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, Việt Nam đã ký kết các Hiệp định Thương mại CPTTP và EVFTA, điều đó có nghĩa, chúng ta đã bước vào sân chơi thương mại lớn nhất toàn cầu.
 

Bên cạnh cơ hội, có cả những thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam nâng cấp tổng thể nền kinh tế đang ở một trình độ thấp trong khu vực và thế giới để có đủ năng lực cạnh tranh về mọi mặt trong một thời gian không xa.
 



Ngoài EU cần tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản Việt Nam
 

Ở một khía cạnh khác, ông Phú quan ngại, Việt Nam vẫn là một nước có nền nông nghiệp kém phát triển so với các nước tiên tiến trên thế giới cả về năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và giá cả tiêu thụ.
 

Cùng với đó, do xuất phát điểm thấp, phần lớn làm ăn còn manh mún, nhỏ lẻ, hàm lượng khoa học công nghệ trong nông nghiệp còn thấp, vệ sinh an toàn còn yếu kém, giá thành sản xuất còn cao nên việc cạnh tranh với các sản phẩm nông sản nhập khẩu của các nước sẽ rất khó khăn.
 

Ngoài ra, tới đây các sản phẩm về sữa, thịt chăn nuôi ở những nước mà Việt Nam cam kết giảm thuế nhập khẩu sẽ ồ ạt đổ bộ vào thị trường nội địa với giá rẻ hơn và chất lượng cao hơn những sản phẩm của Việt Nam. Khi đó, người tiêu dùng được hưởng lợi, nhưng việc sản xuất các sản phẩm nông sản của các doanh nghiệp, nông dân sẽ gặp khó khăn trong một giai đoạn nhất định.
 

Chính vì vậy chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, việc giảm thuế theo cam kết của EVFTA chỉ là một phần, quan trọng hơn cả, người nông dân và các doanh nghiệp nông nghiệp cần có bản lĩnh, trình độ để từng bước vượt qua sự chênh lệch này, từ đó tạo nên những sản phẩm nông nghiệp Việt Nam chất lượng cao. Đồng thời, cần chủ động đẩy mạnh, nâng cao năng lực sản xuất, tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản Việt Nam.
 

Với lĩnh vực xuất khẩu, việc giảm thuế nhập khẩu vào các nước cùng ký kết Hiệp định sẽ khích lệ sự phát triển sản xuất các hàng hóa nông sản Việt Nam. Tuy vậy, muốn điều đó trở thành hiện thực thì Việt Nam phải vượt qua những rào cản kỹ thuật về kiểm định, kiểm dịch động thực vật.
 

 “Khi bước vào sân chơi lớn này, quy luật cạnh tranh sẽ bắt buộc chúng ta phải vươn lên để làm chủ được mình, thực hiện tốt nhất những cam kết đã ký với các nước. Nói cụ thể hơn, đó là tôm, cá, thịt Việt Nam xuất khẩu đừng để các nước trả về.
 

Phải làm ăn bài bản, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giá cả cạnh tranh một cách hợp lý; Sản xuất kinh doanh phải phát triển bền vững, sản xuất ra những sản phẩm thân thiện với môi trường; Thể chế kinh tế cần thông thoáng, minh bạch, thực hiện một nền kinh tế chia sẻ, không bỏ ai lại phía sau…”, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú nhấn mạnh.

Minh Kiệt

THSP

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hàng trăm ha lúa khô hạn, nhiều diện tích mất trắng

DNTh: Gia Lai Hàng trăm ha lúa đang trong giai đoạn trổ bông thì bất ngờ gặp khô hạn khiến nhiều diện tích của người dân bị thiệt hại nặng và mất trắng.

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống

DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo

DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng

DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

XEM THÊM TIN