Hiệp Hòa tập trung các nguồn lực, phấn đấu lên thị xã trước năm 2025

13:09 | 24/04/2023

DNTH: Được xác định là động lực phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) phía Tây của tỉnh Bắc Giang, huyện Hiệp Hòa đang tăng tốc, tập trung các nguồn lực, phát triển toàn huyện theo hướng đô thị hóa, phấn đấu trở thành thị xã Hiệp Hòa trước năm 2025.

Thu ngân sách gặp khó, giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc, một số dự án chậm tiến độ

Theo báo cáo của UBND huyện Hiệp Hòa, do tình hình kinh tế nói chung tiếp tục gặp nhiều khó khăn; thị trường bất động sản trầm lắng; sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp (DN), hộ kinh doanh chững lại. Vì thế, dự báo thu ngân sách năm 2023 của huyện gặp nhiều khó khăn, nhất là thu tiền sử dụng đất phục vụ đầu tư phát triển.

Tính đến ngày 6/4, thu ngân sách trên địa bàn huyện được gần 208,3 tỷ đồng, đạt 25% dự toán. Một số chỉ tiêu thu chủ yếu như: thu thuế ngoài quốc doanh hơn 96,3 tỷ đồng, đạt 47% dự toán; thu tiền sử dụng đất khoảng 85,9 tỷ đồng, đạt hơn 17% dự toán; lệ phí trước bạ hơn 16,6 tỷ đồng, đạt 26% dự toán; thuế thu nhập cá nhân gần 7,8 tỷ đồng, đạt 23% dự toán.

Về thực hiện vốn đầu tư công năm 2023, theo kế hoạch huyện có 110 dự án lĩnh vực xây dựng được phân bổ sử dụng vốn ngân sách, tổng mức đầu tư gần 3,5 nghìn tỷ đồng. Trong đó 85 dự án chuyển tiếp sang năm 2023, hiện đã giải ngân được gần 108,7 tỷ đồng, đạt 36% kế hoạch; 21 dự án khởi công mới năm 2023, hiện đang tổ chức giải phóng mặt bằng (GPMB) và lựa chọn nhà thầu, chưa có khối lượng để giải ngân vốn đã bố trí; 4 dự án vốn hỗ trợ mục tiêu ngân sách Trung ương, hiện đã giải ngân được hơn 30,3 tỷ đồng, đạt 36,6% kế hoạch.

Nhìn chung, việc thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công gặp không ít khó khăn, một số dự án chậm tiến độ do vướng mắc trong GPMB; nguồn cung về đất san lấp mặt bằng khan hiếm, giá cả tăng cao.

1
Một số dự án chậm tiến độ do công tác GPMB còn nhiều vướng mắc.

Đối với việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG), huyện đang triển khai thực hiện 2 chương trình: giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới (NTM). Trong đó năm 2022, huyện được phân bổ hơn 3 tỷ đồng thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, hiện đã giải ngân đạt 39,87% tổng vốn. Năm 2023, huyện được phân bổ tổng vốn gần 7,6 tỷ đồng, hiện đã giao vốn đến các cơ quan, xã, thị trấn để thực hiện.

Về thực hiện chương trình phát triển đô thị Hiệp Hòa giai đoạn 2021 - 2023, huyện tích cực phấn đấu, từng bước hoàn thành các tiêu chuẩn đô thị loại IV. Đến nay, đã đạt 48/63 tiêu chuẩn với tổng số điểm đạt 70,04/100 điểm (mức điểm cần đạt từ 75 điểm trở lên); còn 15 tiêu chuẩn chưa đạt, trong đó một số tiêu chuẩn bức thiết cần quan tâm đầu tư xây dựng như công trình văn hóa, thể dục thể thao, công trình thương mại, dịch vụ cấp đô thị và mật độ đường giao thông đô thị.

Nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc, UBND huyện Hiệp Hòa sẽ định kỳ làm việc với Chi cục Thuế khu vực Việt Yên - Hiệp Hòa, các cơ quan, đơn vị liên quan để kiểm điểm tiến độ thu ngân sách; chỉ đạo tập trung cao thu tiền sử dụng đất, thuế ngoài quốc doanh, thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ...

Tích cực thu nợ đọng thuế, thuế tài nguyên, chuyển nhượng bất động sản, xây dựng cơ bản trong dân cư, phí, lệ phí; chỉ đạo các xã, thị trấn hằng tháng kiểm điểm tiến độ thu ngân sách trên địa bàn; tích cực thu thuế xây dựng trong khu dân cư; có giải pháp tăng thu ngân sách phù hợp với tình hình địa phương, không để thất thu ngân sách; tổ chức đấu giá theo lộ trình, dự kiến thu nộp về ngân sách gần 700 tỷ đồng. Đồng thời tập trung tiến hành rà soát, chấm điểm năng lực các chủ đầu tư, tư vấn để chọn lựa đơn vị thi công phù hợp, đảm bảo tiến độ các dự án theo kế hoạch. 

Bên cạnh đó, huyện Hiệp Hòa cũng sẽ được UBND tỉnh Bắc Giang hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư dự án xây dựng đường nối ĐT 296 với đường vành đai IV để kết nối huyện Sóc Sơn (Hà Nội) với các cụm công nghiệp: Hợp Thịnh, Hà Thịnh, Mai Trung và Khu công nghiệp (KCN) - đô thị - dịch vụ Xuân Cẩm - Hương Lâm, Cụm công nghiệp Việt Nhật, Jutech. Kết nối đường Vành đai IV, Quốc lộ 37 - Phổ Yên (Thái Nguyên)... và điều chỉnh bổ sung xã Xuân Cẩm thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao trong giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2023.

Đồng thời, huyện cũng được tỉnh cho phép điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới phía Nam thị trấn Thắng, trong đó điều chỉnh cục bộ khu đất thương mại dịch vụ có diện tích 11.756,1 m2 từ đất xây dựng chợ và siêu thị có chiều cao 1 tầng thành đất thương mại dịch vụ có chiều cao 9 tầng. Cùng với đó là hỗ trợ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn một số nội dung liên quan đến hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng và việc hỗ trợ thu hồi đất GPMB…

Tập trung vào các ngành chủ lực, toàn huyện phát triển theo hướng đô thị hóa

2
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương kiểm tra tiến độ tuyến đường trục Bắc Nam - Hiệp Hòa.

Huyện Hiệp Hòa được xác định là động lực phát triển KT - XH phía Tây của tỉnh Bắc Giang. Theo đó, từ nay đến 2025 huyện cần xác định đi theo hướng đô thị hóa, phấn đấu trở thành thị xã Hiệp Hòa. Để hoàn thành mục tiêu trọng tâm này, huyện đang ưu tiên tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ. Đẩy mạnh GPMB, quy hoạch, xây dựng các khu, cụm công nghiệp, trung tâm thương mại dịch vụ. Quan tâm điều chỉnh quy hoạch phân khu, khu đô thị mới; tích cực xây dựng các tiêu chí đô thị, từ đó điều chỉnh nguồn lực vào các dự án xây dựng cần thiết theo hướng “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”.

3
Huyện Hiệp Hòa tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp chủ lực.

Bên cạnh đó, chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng các sản phẩm OCOP, sản phẩm sạch, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản ở các trung tâm kinh tế lân cận, như: Thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên…

4
Sản phẩm từ thịt lợn thảo dược của HTX Nông nghiệp hữu cơ Bình Minh đạt OCOP 4 sao.

Ngoài ra, huyện cũng đang đẩy mạnh thu ngân sách, tìm các cơ chế, cách làm sáng tạo để huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện. Tập trung giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu trở thành huyện đi đầu trong công tác này.

Cùng đó, tăng cường công tác quản lý Nhà nước, nhất là trong lĩnh vực đất đai, xây dựng; đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền thân thiện, nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp huyện, tạo môi trường thu hút đầu tư thuận lợi.

Quan tâm phát triển toàn diện trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với văn hóa, xã hội; tập trung giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tránh để kéo dài, thành điểm nóng.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Phú Yên gỡ vướng cho du lịch nông thôn phát triển

DNTH: Phú Yên - Du lịch nông thôn được kỳ vọng khởi sắc khi đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP được ban hành.

Bình Thuận công bố 10 sản phẩm chế biến từ trái thanh long

DNTH: UBND tỉnh Bình Thuận vừa công nhận 30 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024 để tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024. Trong đó có tới 10 sản...

Tân Yên: Nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương

DNTH: Từ một vùng quê nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, huyện Tân Yên đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị...

Xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam thu về gần 1,1 tỷ USD

DNTH: Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.

Đức Cơ tổ chức Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số

DNTH: Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại thị trấn Chư Ty, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện...

Xuất khẩu sầu riêng lao dốc

DNTH: Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta giảm 68,4% so với tháng 9 và gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

XEM THÊM TIN