Hỗ trợ đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản nông sản tới 15 tỷ đồng/dự án

10:27 | 12/09/2023

DNTH: Theo dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản nông sản tới 15 tỷ đồng/dự án.

Hỗ trợ đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản nông sản tới 15 tỷ đồng/dự án
Hỗ trợ đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản nông sản tới 15 tỷ đồng/dự án

Hỗ trợ hình thành vùng nguyên liệu không quá 15 tỷ đồng/dự án

Dự thảo Nghị định nêu rõ, ngân sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp có dự án đầu tư tại vùng nông thôn đáp ứng một trong các điều kiện sau: Có dự án đầu tư cơ sở chế biến nông sản, có tổng mức đầu tư tương đương dự án nhóm B trở lên theo quy định của pháp luật đầu tư công; Có dự án đầu tư cơ sở bảo quản nông sản (gồm: Sấy, chiếu xạ, khử trùng, đông lạnh, bảo quản sinh học) có công suất thiết kế tối thiểu 100 tấn/ngày.

Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 30% chi phí đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật nhưng không quá 15 tỷ đồng/dự án.

Ngân sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng đồng thời các điều kiện: Có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Doanh nghiệp có quyền sử dụng đất hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật để hình thành vùng nguyên liệu phục vụ cho dự án nêu trên.

Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 50 triệu đồng/ha đối với chi phí đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng trong vùng nguyên liệu nhưng không quá 15 tỷ đồng/dự án.

Ngân sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng đồng thời các điều kiện: Doanh nghiệp được ngân hàng thương mại cho vay để thực hiện dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ đối với các khoản vay đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật của dự án.

Doanh nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau: Hỗ trợ bằng tiền tối đa tương đương 4%/năm lãi suất vay vốn cho các khoản vay đã trả lãi cho ngân hàng thương mại; thời gian hỗ trợ tối đa 05 năm.

Mức vốn hỗ trợ cho mỗi dự án tối đa là 25 tỷ đồng. Chỉ hỗ trợ đối với các khoản vay không bị quá hạn (gốc và lãi).

Hỗ trợ đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản nông sản tới 15 tỷ đồng/dự án
Nguồn vốn thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp là nguồn vốn đầu tư công

Nguồn vốn và quy trình thực hiện hỗ trợ

Nguồn vốn thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp là nguồn vốn đầu tư công, được bố trí theo kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm.

Căn cứ nguyên tắc, điều kiện hỗ trợ quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp nộp hồ sơ đề xuất tới Sở Kế hoạch và Đầu tư, nơi thực hiện dự án.

Hồ sơ đề xuất hỗ trợ đầu tư gồm: Văn bản đề xuất hỗ trợ đầu tư theo mẫu Phụ lục kèm theo Nghị định này; Bản sao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đối với đề xuất hỗ trợ hình thành vùng nguyên liệu; Hợp đồng tín dụng đã ký kết giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại đối với đề xuất hỗ trợ tín dụng.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề xuất hỗ trợ của doanh nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thông báo cho doanh nghiệp để bổ sung.

Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan khác thẩm tra; trường hợp hồ sơ đáp ứng các điều kiện hỗ trợ theo quy định, Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thẩm tra theo mẫu tại Phụ lục kèm theo Nghị định này gửi doanh nghiệp…

Sau khi có Biên bản nghiệm thu của Hội đồng, trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ban hành Quyết định hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp.

Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm giải ngân khoản hỗ trợ cho doanh nghiệp trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Theo Thương hiệu & Sản phẩm

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống

DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo

DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng

DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

Xây dựng nông thôn mới tại Đồng Hưu, Bắc Giang

DNTH: Từ một xã miền núi còn nhiều khó khăn của huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang), Đồng Hưu nay đã khoác lên mình diện mạo mới nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới. Vùng quê nay đã trở nên trù phú, tràn đầy sức sống, đời sống...

XEM THÊM TIN