Hòa Bình: lô bưởi đỏ Tân Lạc đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Anh quốc

15:22 | 25/11/2022

DNTH: Chiều 24/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình cùng với UBND huyện Tân Lạc, Công ty Cổ phần Nông nghiệp hữu cơ Fusa tổ chức xuất khẩu 5.400 quả bưởi đỏ Tân Lạc đầu tiên sang thị trường Anh.

Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, ông Đinh Công Sứ nhấn mạnh, thời gian qua huyện Tân Lạc đã phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật kiểm tra, đánh giá vùng trồng để đề nghị cấp mã số xuất khẩu sang thị trường EU cho 6 vùng trồng bưởi với tổng diện tích 153 ha; hỗ trợ liên kết ký thỏa thuận hợp tác về phát triển chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bưởi đỏ Hòa Bình trên địa bàn huyện, giữa Công ty cổ phần Nông nghiệp hữu cơ FUSA với các hợp tác xã, tổ hợp tác trồng cây bưởi của huyện.

Ông Đinh Công Sứ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Ông Đinh Công Sứ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Qua nhiều năm, sản phẩm bưởi đỏ Tân Lạc đã vượt qua khó khăn trong canh tác và những yêu cầu khắt khe về kỹ thuật để thành công chinh phục thị trường Anh Quốc. Thành quả này là sự nỗ lực của ngành Nông nghiệp tỉnh, cùng các hợp tác xã và người dân địa phương huyện Tân Lạc. 

Bưởi đỏ Tân Lạc sẽ là nguồn cổ vũ, khích lệ để nông dân tỉnh Hòa Bình tiếp tục có những chuyến hàng đối với các mặt hàng nông sản khác được xuất khẩu, đưa xuất khẩu trở thành một trong những kênh tiêu thụ đối với những sản phẩm chủ lực của tỉnh.

Sản phẩm bưởi đỏ Tân Lạc được xuất khẩu sang thị trường Anh. (Ảnh: TTXVN)
Sản phẩm bưởi đỏ Tân Lạc được xuất khẩu sang thị trường Anh. (Ảnh: TTXVN)

Ông Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình cho biết, bên cạnh việc phát triển, mở rộng diện tích, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác bưởi đỏ của người dân cũng ngày được nâng cao, phát triển theo hướng bền vững. Người dân đã nhận thức rõ vai trò sử dụng các loại phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học để giảm thiểu sự phụ thuộc vào phân bón hóa học, bảo đảm đúng quy chuẩn quy định về kiểm dịch thực vật, tất cả các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc, đáp ứng sẵn sàng để bưởi đỏ Tân Lạc xuất khẩu qua thị trường thế giới.

Nhằm nâng cao chất lượng mặt hàng nông sản tại địa phương, kết nối tiêu thụ sản phẩm đối với thị trường trong nước, huyện Tân Lạc đã phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triên nông thôn tỉnh Hòa Bình hỗ trợ các hợp tác xã sản xuất, chế biến và tiêu thụ bưởi đỏ Tân Lạc, sản xuất rau an toàn Quyết Chiến ký cam kết tiêu thụ nông sản trên 2 sàn thương mại điện tử Postmart.vn và Voso.vn để thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.

Đối với thị trường nước ngoài, thời gian qua, huyện Tân Lạc đã phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật kiểm tra, đánh giá vùng trồng để đề nghị cấp mã số xuất khẩu sang thị trường EU cho 6 vùng trồng bưởi với tổng diện tích 153 ha; hỗ trợ liên kết ký thỏa thuận hợp tác về phát triển chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bưởi đỏ Hòa Bình trên địa bàn huyện, giữa Công ty Cổ phần Nông nghiệp hữu cơ FUSA với các hợp tác xã, tổ hợp tác trồng cây bưởi của huyện; hỗ trợ liên kết giữa hợp tác xã dịch vụ và phát triển nông, lâm nghiệp, nông thôn Tùng Dương, Công ty TNHH Tiến Ngân và Công ty cổ phần Nông nghiệp hữu cơ FUSA xuất khẩu mía đã qua sơ chế sang thị trường EU. Năm 2022, huyện đã được Cục Bảo vệ thực vật cấp 6 mã số vùng trồng xuất khẩu bưởi sang thị trường châu Âu; có 1 mã cơ sở đóng gói quả tươi.

Để thực hiện hiệu quả chương trình, huyện Tân Lạc chú trọng xây dựng vùng trồng đảm bảo an toàn thực phẩm, xây dựng sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP. Diện tích cây ăn quả có múi (cam, bưởi). Toàn huyện Tân Lạc hiện có 1.523,8 ha, diện tích kinh doanh đạt 1.420 ha, tổng sản lượng ước đạt 22,2 nghìn tấn.

Đến nay, toàn huyện có 9 cơ sở với trên 240 ha cây ăn quả có múi đạt chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP, 1 cơ sở đạt chứng nhận hữu cơ; có 1 cơ sở sơ chế, đóng gói của hợp tác xã sản xuất, chế biến và tiêu thụ bưởi đỏ Tân Lạc; 3 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao (cam, bưởi sạch của hợp tác xã Sơn Hoa; bưởi đỏ Giang Lộc của hợp tác xã sản xuất, chế biến và tiêu thụ bưởi đỏ Tân Lạc; bưởi hữu cơ Tân Đông của hợp tác xã trồng bưởi hữu cơ và dịch vụ nông nghiệp Tân Đông); có 11 hợp tác xã và 6 tổ hợp tác tham gia sản xuất cây ăn quả có múi; trong đó, có 3 hợp tác xã có liên kết tiêu thụ sản phẩm; có 140,5 ha bưởi được cấp mã vùng.

 

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ

DNTH: Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

3 "cái được" cho Việt Nam từ AGRITECHNICA ASIA 2025

Hội chợ Máy móc Nông nghiệp AGRITECHNICA ASIA 2025 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa khép lại. Có thể nói đây là một cơ hội để ngành Nông nghiệp Việt Nam có được cái nhìn rõ hơn về chuyển đổi phương thức sản xuất sang hướng...

Chủ động ứng phó, bảo vệ nông nghiệp trước tình hình hạn mặn phức tạp

DNTH: Những ngày gần đây, tình hình xâm nhập mặn trên sông Hậu tại Sóc Trăng đang diễn biến phức tạp, với độ mặn xâm nhập sâu từ 35 - 50 km, báo hiệu cao điểm mùa khô 2025 đang ở giai đoạn gay gắt nhất.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng, khí nhà kính giảm

DNTH: Các mô hình thí điểm canh tác lúa giảm phát thải đang được thực hiện ở ĐBSCL cho thấy triển vọng về tăng hiệu quả kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính.

Kon Tum chào đón nhà đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao

DNTH: Kon Tum đang thể hiện sự quyết tâm khi đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp, HTX và người dân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao gắn với chế biến sâu.

Tận dụng lợi thế, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn vào nông nghiệp công nghệ cao

DNTH: Tây Ninh xác định phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi chiến lược và mang tính đột phá, tạo động lực quan trọng để nâng tầm ngành nông nghiệp của tỉnh.

XEM THÊM TIN