Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể

10:30 | 02/11/2023

DNTH: Từ những mô hình kinh tế tập thể mang lại hiệu quả cao ở Hưng Yên đã cho thấy, sự vào cuộc tích cực của tổ chức Hội Nông dân, sự chủ động, đổi mới cách nghĩ, cách làm của người nông dân trong liên kết sản xuất, thành lập và phát triển kinh tế tập thể, tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa.

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh Hưng Yên đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân xây dựng, phát triển mô hình kinh tế tập thể. Qua đó, tạo điều kiện giúp hội viên nông dân xây dựng được các trang trại, gia trại quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển mô hình theo chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hội viên.

Các cấp hội xây dựng, triển khai nhân rộng các mô hình, phương thức sản xuất kinh doanh sáng tạo, hiệu quả theo mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết, sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, an toàn, nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn; thay đổi tư duy của người nông dân từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường, ứng dụng công nghệ hiện đại, chuyển đổi số, bảo vệ môi trường sinh thái.

Từ những mô hình kinh tế tập thể mang lại hiệu quả cao ở tỉnh Hưng Yên cho thấy, sự vào cuộc tích cực của tổ chức Hội Nông dân, sự chủ động, đổi mới cách nghĩ, cách làm của người nông dân trong liên kết sản xuất, thành lập và phát triển kinh tế tập thể, tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa.

Theo đó, khi tham gia các mô hình kinh tế tập thể, nông dân đã chủ động trang bị kiến thức về quy trình sản xuất an toàn, áp dụng khoa học kỹ thuật, vay vốn để đầu tư, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, giúp tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm. 

Đồng hành cùng với nông dân, các cấp hội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động giúp cán bộ, hội viên nông dân từng bước nâng cao nhận thức, hiểu rõ hơn về vị trí, vai trò của kinh tế tập thể trong nền kinh tế; hướng dẫn, hỗ trợ nông dân liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị, hình thành các tổ hợp tác, chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp, hợp tác xã.

Hiện nay, các cấp hội đã hướng dẫn quy trình, cách thức thành lập và điều hành 48 chi hội nghề nghiệp, 112 tổ hội nghề nghiệp, 82 hợp tác xã và 90 tổ hợp tác trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp. Bên cạnh đó, phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp cung ứng phân bón trả chậm; tổ chức tư vấn, tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật, giới thiệu và tổ chức tham quan, học tập các mô hình sản xuất có hiệu quả cho thành viên; tín chấp từ Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp và tổ chức tín dụng cho nông dân vay vốn; tăng cường hỗ trợ các mô hình kinh tế tập thể trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, xúc tiến các hoạt động liên kết với các doanh nghiệp, đưa sản phẩm và nông dân lên các sàn giao dịch điện tử…

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên

DNTH: Theo TS. Trần Quý (Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam) chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên.

Phát huy vai trò hợp tác xã trong đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

DNTH: Phát triển hợp tác xã (HTX) là nền tảng cốt lõi để thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Gia tăng số lượng thành viên HTX sẽ giúp mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời tạo điều kiện...

Đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

DNTH: Sáng 12/11 tại Hà Nội, Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm giải...

Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản

DNTH: Ứng dụng công nghệ vào chế biến và bảo quản nông sản – thực phẩm đóng vai trò then chốt, mở ra cánh cửa cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.

Thị trường Halal: Cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam

DNTH: Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE) năm 2022, dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đây sẽ cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu như...

Nông sản Việt tự tìm lối đi thời thương mại điện tử

DNTH: Trước đây, vào mùa vụ thu hoạch sầu riêng, gia đình chị Hà ở Đắk Lắk chỉ biết gọi thương lái đến cắt tại vườn hoặc mang ra chợ bán những trái chín. Từ ngày rao bán trên mạng, có ngày chị bán được vài tạ sầu riêng...

XEM THÊM TIN