"Hồi sinh" sông Tô Lịch: Còn nhiều gian nan

15:44 | 18/05/2019

DNTH: Liên quan đến dự án "hồi sinh" sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản, nhiều chuyên gia môi trường đánh giá cao về giải pháp này. Tuy nhiên, để giải quyết triệt để bài toán ô nhiễm nguồn nước sông Tô Lịch vẫn cần nhiều thời gian kiểm chứng, kết hợp thêm các giải pháp đồng bộ khác.

Ngày 16/5, dự án "hồi sinh" sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản chính thức được khởi động. Chuyên gia Nhật Bản cho rằng, với công nghệ này chỉ sau 3 ngày mùi hôi thối của sông Tô Lịch sẽ giảm và sau vài tháng dòng sông này sẽ "hồi sinh".

Đánh giá về tính khả thi và triển vọng của dự án "giải cứu" sông Tô Lịch, PGS.TS Trương Mạnh Tiến -nguyên Viện trưởng Viện Chính sách Tài nguyên và Môi trường đã có những chia sẻ thẳng thắn: "Chúng ta phải đánh giá cao và rất cảm ơn các bạn Nhật Bản đã chung tay cùng Việt Nam giải quyết tình trạng ô nhiễm nặng của sông Tô Lịch. Thực tế là giải pháp công nghệ phía Nhật Bản đưa ra đã được áp dụng thành công tại một số nơi".

Theo PGS.TS Trương Mạnh Tiến, đoạn sông được lắp đặt máy chạy công nghệ Nano - Bioreactor chắc chắn có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, về lâu dài, để có thể làm sạch toàn bộ sông Tô Lịch thì sẽ rất khó.

"Sông Tô Lịch dài hơn 14km, tình trạng ô nhiễm diễn ra nhiều năm và đã ở mức độ rất báo động. Kỳ vọng có thể sớm xử lý ô nhiễm trên toàn dòng sông là một bài toán khó" - PGS.TS Tiến nhấn manh.

hoi sinh song to lich con nhieu gian nan
PGS.TS Trương Mạnh Tiến nhấn mạnh cần phải giải quyết vấn đề xả thải ở sông Tô Lịch

Cũng theo PGS.TS Trương Mạnh Tiến, nguồn gốc gây ô nhiễm trên sông Tô Lịch là hệ thống nước xả đang hằng ngày xả thải trực tiếp ra sông mà không có xử lý ban đầu.

Hiện, có khoảng 300 cống xả dọc theo dòng sông, hằng ngày ước tính sông Tô Lịch phải nhận 150.000 m3/ngày, đêm. Trong số đó, không chỉ có nước thải sinh hoạt, thậm chí có cả nước xả công nghiệp ở một số làng nghề hoặc hộ sản xuất nhỏ lẻ.

PGS.TS Trương Mạnh Tiến cho rằng, khi chưa có giải pháp đồng bộ để xử lý nguồn nước trước khi xả ra sông, thì việc giải bài toán ô nhiễm sông Tô Lịch một cách triệt để gần như là "bất khả thi".

Để xử lý hoàn toàn tình trạng ô nhiễm trên sông Tô Lịch, quan trọng nhất là các giải pháp xử lý nguồn nước trước ống (nước xả thải trước khi đổ vào các cống xả ra môi trường). Chỉ cần các nguồn xả này có thể đạt được mức độ B (nước dùng cho nuôi trồng, tưới tiêu) ở giai đoạn trước ống thì tình trạng ô nhiễm sẽ được giải quyết.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 4/5, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đánh giá giải pháp của Nhật Bản chỉ là tạm thời. Bởi theo ông, nguồn ô nhiễm ở sông Tô Lịch vẫn là việc nước thải sinh hoạt đổ trực tiếp, nên muốn giải quyết triệt để phải xử lý tận gốc vấn đề nước thải này.

Ông Lê Công Thành cho biết, đây mới là đề xuất thử nghiệm nên cần chờ kết quả xem mức độ hiệu quả ra sao, sau đó mới quyết định. Chúng ta vẫn cần phải có giải pháp căn cơ cho việc ô nhiễm ở con sông này.

"Ở một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc đã xây dựng bể chứa xử lý nước thải tập trung trước khi xả thải, ở Việt Nam cũng đã có dự án tương tự. Nếu có thể thực hiện dự án này, gốc của vấn đề ô nhiễm trên sông Tô Lịch nói riêng và các kênh, mương có vai trò thoát nước ở Hà nội như sông Sét, sông Kim Ngưu… nói chung cũng sẽ được giải quyết" - PGS.TS Trương Mạnh Tiến nói.

hoi sinh song to lich con nhieu gian nan
GS.TS.NGND Trần Hiếu Nhuệ.

Đồng quan điểm, GS.TS.NGND Trần Hiếu Nhuệ - Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cũng đánh giá cao giải pháp công nghệ Nano - Bioreactor của Nhật Bản. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng để làm sạch sông Tô Lịch cần nhiều hơn thế.

GS Nhuệ cho biết: "Trước hết phải khẳng định là công nghệ của Nhật rất tốt. Đây giống như là nhà máy lọc ngay dưới lòng sông".

Tuy nhiên, GS Nhuệ cũng lưu ý về những vấn đề có thể phát sinh trong dự án "hồi sinh" sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản. Để áp dụng dự án này trên toàn dòng sông, phải tính đến số lượng máy cần thiết, lượng điện cần thiết để hoạt động. Đấy là vấn đề kinh tế. Còn về vấn đề công nghệ, phải có một đội ngũ duy trì, bảo dưỡng. Hệ thống có thể chạy ổn định, lâu dài như thế nào, ta phải tính đến.

GS Trần Hiếu Nhuệ nói thêm: "Máy móc, công nghệ của các bạn Nhật đã mang đến một giải pháp có tính thời điểm, nhưng ko được ỷ lại mà bỏ qua các giải pháp lâu dài và bền vững.

"Xây dựng hệ thống cống ngầm, đưa nước thải tập trung về nhà máy xử lý nước. Đó là các giải pháp lâu bền để làm sạch sông Tô Lịch" - GS Trần Hiếu Nhuệ nhấn mạnh.

Một ngày sau khi công nghệ Nano - Bioreactor được đưa xuống sông Tô Lịch, theo ghi nhận của PV, 4 chiếc máy sục khí vẫn hoạt động và sục lên bọt trắng trên sông. Anh Đào Hải Minh - người dân ở gần đoạn sông này cho biết, màu đen của nước sông chưa có nhiều chuyển biến nhưng mùi hôi thối đã đỡ rất nhiều.

Anh Minh vẫn tỏ ý ngần ngại về dự án này: "Tôi nghĩ sẽ khó đạt được kỳ vọng khi mà nước xả, rác thải vẫn hằng ngày tuôn ra sông".

Theo Trần Giang

KTMT

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hà Tĩnh: Chưa được phê duyệt vùng cấp nước, doanh nghiệp đã tự ý thu tiền dân

Nhà máy nước của Công ty THHH HT Thành Trung đã tự ý xây dựng hệ thống mở rộng vùng cấp nước, thu tiền người dân khi chưa được cơ quan chức năng chấp thuận. Song nhiều hộ dân lo lắng vì chưa biết khi nào sẽ có nước sạch và từ...

Đảo chiều hoàn lưu – một công trình xanh thân thiện với môi trường

Nếu từng ghé thăm TP.Phan Rang – Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận), hẳn mọi người sẽ ấn tượng với công trình đảo chiều hoàn lưu nằm ở bờ trái Sông Cái Phan Rang, thuộc địa phận phường Tấn Tài.

Đường ống nước sông Đà vỡ giữa ngày nắng nóng, người dân canh cánh nỗi lo

Liên quan đến sự cố rò rỉ đường ống nước sông Đà sáng ngày 8/7 khiến nhiều hộ gia đình ở Hà Nội bị cắt nước giữa ngày nắng nóng, Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) cho biết, đã cấp nước trở lại vào...

Lộ diện nhiều “ông lớn” lấp hàng chục hecta hồ Đại Lải để kinh doanh

Nhiều người giật mình về diện tích mà 4 “ông lớn” trong tổng số hơn 10 doanh nghiệp đã và đang “xâu xé” hồ Đại Lải.

Quảng Ninh: Nhiều hồ thủy lợi phơi đáy giữa mùa mưa

Thời điểm tháng 6 hàng năm, cũng là bước vào mùa mưa, nhưng đang tồn tại một “nghịch lý”, nhiều hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang rơi vào tình trạng cạn nước, phơi đáy. Đang là tháng cao điểm của mùa hè, nắng...

Chủ tịch VARISME: “Chúng tôi muốn mọi người dân được hưởng loại nước sạch tinh khiết, có lợi cho sức khỏe”

DNTH: Ngày 5/7, Đoàn công tác của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam do ông Nguyễn Ngọc Quang, Chủ tịch tịch hiệp hội cùng ông Vũ Văn Quyết; bà Trần Phương Lan; bà Bảo Kim thuộc Hội giáo dục chăm sóc sức...

XEM THÊM TIN