Hôm nay, Thủ tướng chủ trì họp ngăn dịch tả lợn châu Phi

08:16 | 04/03/2019

DNTH: Sáng nay (4/3), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Hôm nay, Thủ tướng chủ trì họp ngăn dịch tả lợn châu Phi - Ảnh 1.
Tới ngày 3/3, đã có 7 tỉnh thành xuất hiện dịch tả lợn châu Phi bao gồm: Hưng Yên, Thái Bình,

Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nam, Hà Nội và Hải Dương

Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi đang bùng phát, sáng nay (4/3), Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch. Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì hội nghị. Các bộ, ngành, địa phương đã có dịch bệnh và các tỉnh, thành có nguy cơ cao; đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, Tổ chức Thú y thế giới và một số nước như Mỹ, Úc... cũng sẽ tham dự hội nghị này.

Tính tới ngày 3/3, đã có 7 tỉnh, thành xuất hiện dịch tả lợn châu Phi bao gồm: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nam, Hà Nội và Hải Dương. Dù xác nhận chưa bị tác động ảnh hưởng trực tiếp từ dịch tả lợn châu Phi nhưng tại thị trường TP HCM, trong những ngày gần đây, giá thịt lợn có chiều hướng giảm nhẹ từ 2.000 - 5.000 đồng/kg. Nguyên nhân được cho là do một số vùng chăn nuôi heo ở miền Bắc đang bán tháo đàn heo để "chạy" dịch, nguồn cung từ Bắc vào Nam gia tăng trong khi nhu cầu tiêu thụ không tăng. Trước tình hình trên, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đề nghị: "Điều cần nhất là không giấu dịch và công khai, minh bạch thông tin để mọi người chủ động ứng phó. Để nhanh chóng dập dịch trên diện nhỏ, hạn chế lây lan, cần nâng cao ý thức và sự phối hợp của người dân, trong đó có chính sách hỗ trợ cho người dân phù hợp để tránh tình trạng bán "chạy" dịch".

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh trên lợn với tỉ lệ chết lên đến 100%. Tuy nhiên, dịch bệnh này không gây bệnh trên người. Do đó, người dân không nên hoang mang, tẩy chay tiêu dùng các sản phẩm thịt lợn an toàn, không bị bệnh dịch và được chế biến hợp vệ sinh. "Khác với bệnh cúm, tả lợn châu Phi không lây trực tiếp sang người, nhưng có thể lây truyền sang ruồi, muỗi, chuột, mèo, gà, vịt. Lợn bị tả có thể mắc thêm những loại bệnh nguy hiểm khác như tai xanh, cúm, thương hàn, liên cầu khuẩn... Đây là những bệnh gây nguy hiểm cho sức khỏe con người khi tiếp xúc và sử dụng sản phẩm chưa được nấu chín", ông Phu cảnh báo.

 

 

 

Theo Hoàng Ngân

Báo Giao thông

 
 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đề xuất mở lại 6 đường bay quốc tế từ ngày 15/9

Ông Võ Huy Cường, Cục phó Cục hàng không Việt Nam (HKVN) cho biết: Cục hàng không vừa có đề xuất mở lại 6 đường bay quốc tế từ ngày 15/9. Đó là các đường bay đi/đến với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Lào và Campuchia.

Dân tộc Việt Nam: 75 năm đương đầu thách thức - vững bước đi lên

Trải qua 75 năm kể từ ngày 2/9/1945 - Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, chung sức xây dựng...

Ông Shinzo Abe từ chức: Chân dung vị thủ tướng Nhật nhiều thiện cảm với Việt Nam

Từ chức vì lý do sức khỏe ở tuổi 65, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe để lại nhiều bất ngờ và cả nuối tiếc cho những người luôn theo dõi ông trên hành trình chèo lái nước Nhật.

75 năm ngoại giao Việt Nam: Thiết lập quan hệ chính thức với nhiều quố

Cho đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc (LHQ); thiết lập được khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với 30 đ

Kỷ niệm 75 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam

Sáng 27/8, Bộ Ngoại giao sẽ tổ chức kỷ niệm 75 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam (28/8/1945-28/8/2020) và Đại hội Thi đua yêu nước giai đoạn 2020-2025.

XEM THÊM TIN