Hưng Yên: Khởi nghiệp với giống bò 3B, chàng trai 9x thu về hàng trăm triệu một năm
09:55 | 20/06/2020
DNTH: Từng làm rất nhiều công việc để mưu sinh nhưng cuộc sống bấp bênh, tiền lương không đủ trang trải cho bản thân, nhiều lần anh Sơn muốn thay đổi để có một cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng chưa tìm được công việc phù hợp. Tình cờ, biết đến mô hình chăn nuôi bò 3B của xã Tân Tiến, huyện Văn Giang. Anh Sơn quyết định bỏ công việc hiện tại để quay về làm nông nghiệp.
Mô hình chăn nuôi bò 3B của anh Nguyễn Văn Sơn (1997) tại xã Tân Tiến, huyện Văn Giang
Bắt đầu với 5 con bò đỏ, sau một năm anh đã xây dựng lên 1 trang trại với hơn 20 con bò 3B, 2 ao cá và một mảnh ruộng lớn với thu nhập khủng. Anh Nguyễn Văn Sơn (1997) ngụ tại xã Tân Tiến, Văn Giang là tấm gương tiêu biểu cho thanh niên khởi nghiệp ngày nay.
Theo dự án, tỉnh Hưng Yên sẽ hỗ trợ 5 triệu đồng/ 1 con bò 3B, vì vậy anh Sơn đã mạnh dạn đầu tư chuồng trại để nhập thêm bò 3B về nuôi. Tuy nhiên, nguồn vốn ban đầu vẫn là một bài toán khó đối với chàng trai trẻ, bởi điều kiện gia đình anh thuộc diện hộ cận nghèo trong xã, bố mẹ đều là công nhân với thu nhập ít ỏi không đủ khả năng trợ giúp anh khởi nghiệp. Vì thế anh đã phải vay ngân hàng số tiền 500 triệu đồng - 1 khoản vay lớn đầy nguy hiểm - để thuê đất và mua bò giống lứa đầu.
Bò 3B là giống bò có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, thịt thơm ngon, hiệu quả kinh tế cao. Theo anh Sơn, khó khăn nhất khi nuôi bò là khâu chọn giống. Dựa trên kinh nghiệm nuôi bò đỏ, anh Sơn lựa chọn bò giống với các tiêu chí: Thân hình cân đối, chân tay to và dài, mông và vai phải nở, da mỏng, lông thưa.
Thức ăn của bò là cỏ voi, để tiết kiệm chi phí và hạn chế công sức đi lại, anh Sơn đã dành ra một mảnh vườn để trồng cỏ voi. Mùa hè cỏ phát triển tốt, ngoài cho bò ăn trực tiếp cỏ tươi anh còn ủ chua cỏ với bột ngô để bò tiêu hóa dễ hơn và làm thức ăn dự trữ vào mùa đông.
Anh Sơn đã dành ra một mảnh vườn trồng cỏ voi làm thức ăn cho bò để tiết kiệm chi phí
Ngoài nuôi bò, anh còn đầu tư 2 ao cá với diện tích 500m2/ao, 100 con gà và 50 con vịt. Theo anh Sơn, tấc đất là tấc vàng, bởi vậy khi làm nông nghiệp, anh cố gắng tận dụng tối đa phần đất của mình, ngoài trồng những cây ngắn ngày thì anh còn trồng thêm nhãn ở hai bên lối đi, vừa tạo được bóng mát vừa cho thu trái ngọt. Bằng việc áp dụng triệt để mô hình vườn ao chuồng truyền thống, anh Sơn đã tạo ra năng suất tối đa.
Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Văn Sơn cho biết: “Từ khi quay về làm nông nghiệp, tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn, phải tự mình tìm hiểu, thuê đất, xây dựng và nhập giống chăn nuôi. Thời gian đầu, tôi dành rất nhiều thời gian để học hỏi về mô hình chăn nuôi trên các trang mạng xã hội. Tuy mô hình vườn - ao - chuồng ( mô hình VAC) không mới, nhưng để áp dụng nó một cách hiệu quả thì lại rất khó. Đối với mỗi loại vật nuôi đều cần có kiến thức nhất định về loài đó nếu không thì sẽ không thể thành công. Tôi tìm hiểu sâu về bò 3B và lựa chọn các loài động vật thích hợp để nuôi cùng.”
Anh sơn cũng cho biết thêm “mô hình VAC có nhiều ưu điểm, thay vì xả chất thải ra môi trường gây ô nhiễm, thì nay tôi dùng phân bò để nuôi giun và trồng cỏ. Giun làm thức ăn cho cá, gà và vịt, phân giun dùng để bón cây ngắn ngày giúp cải tạo đất. Nuôi theo mô hình này vừa có thể hạn chế vốn đầu tư vào thức ăn chăn nuôi vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nói không với hóa chất.”
Mặc dù mới bắt tay vào nông nghiệp một năm (từ năm 2019 đến nay) , nhưng bằng sự ham học hỏi, sự chăm chỉ, cần cù , anh Sơn đã thu về hơn 500 triệu đồng/năm vào năm 2019 sau khi trừ tất cả các chi phí chăn nuôi. Riêng thu nhập từ bò 3B lên đến 300 triệu đồng. Qua một năm anh đã xây dựng thêm một chuồng bò và dự tính sẽ tiếp tục mở rộng quy mô trang trại trong năm nay.
Dự tính trong năm nay anh sẽ tiếp tục mở rộng trang trại quy mô hơn
Ngoài cố gắng phát triển trang trại, anh Sơn còn rất nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm của mình với những người cùng làm nông nghiệp, đặc biệt là những người muốn chuyển đổi mô hình từ nuôi bò đỏ sang giống bò 3B.
Sự thành công bước đầu của anh Nguyễn Văn Sơn như một điểm sáng trong khát vọng làm giàu từ đồng ruộng của người nông dân, thúc đẩy sự sáng tạo mạnh mẽ trong quá trình làm nông nghiệp để tạo ra giá trị kinh tế cao hơn.
Quỳnh Trang
Cùng chuyên mục
- Tags:
- mô hình vườn ao chuồng /
- tân tiến /
- bò đỏ /
- giá trị kinh tế cao /
- làm giầu từ đồng ruộng /
- giống bò 3b /
- VAC /
- người nông dân /
- văn giang /
- khát vọng làm giàu /
- khởi nghiệp /
- Hưng Yên /
- NÔNG NGHIỆP /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Bắc Giang: Phát động Cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024-2026
DNTH: Nhằm xây dựng một miền quê đáng sống tạo động lực về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã phát động cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024 - 2026 và nhận...
Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh
DNTH: Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” đề cập nhiều vấn đề "nóng" với các ngành xuất khẩu nội địa trước những quy định bắt buộc của các quốc gia nhập khẩu về phát triển...
Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng
DNTH: Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập.
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Ngày càng có thêm nhiều làng quê đáng sống
DNTH: Hội Nông dân Việt Nam và Bộ TN&MT đã phối hợp thành lập các tổ nhóm, CLB nông dân tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương, Hội Nông dân cơ sở hoạt động rất hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường nông thôn sáng xanh sạch...
Xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp khó ở tiêu chí nước sạch
DNTH: Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ngãi phấn đấu đưa 33 xã về đích nông thôn mới nâng cao nhưng đến nay chỉ có 8 xã đạt chuẩn, 9 xã đăng ký về đích vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy nhiều địa phương đều gặp khó vì...
Gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
DNTH: Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 của các địa phương, từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Nông...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...