Huyện Lục Nam - Bắc Giang chuyển mình toàn diện

11:19 | 22/03/2023

DNTH: Năm 2022 đánh dấu sự chuyển mình toàn diện của huyện Lục Nam, tỉnh bắc Giang với những kết quả phát triển kinh tế - xã hội. Diện mạo nông thôn mới khởi sắc, đời sống người dân được nâng cao, đồng bào các dân tộc huyện Lục Nam thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của tổ chức Đảng; sự điều hành và quản lý của chính quyền các cấp.

Năm 2022, là năm thứ hai triển khai thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp, Nghị quyết Đảng bộ huyện Lục Nam lần thứ XXII. Tuy đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19, giá cả vật tư, nguyên liệu tăng cao nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lục Nam đã phát huy tinh thần trách nhiệm, sức mạnh đoàn kết, tổ chức thực hiện và đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội.

Một góc trung tâm huyện Lục Nam.
Một góc trung tâm huyện Lục Nam.

Trong số các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, huyện Lục Nam có 9 chỉ tiêu hoàn thành vượt mức kế hoạch, tăng so với cùng kỳ gồm: tốc độ tăng giá trị sản xuất; tổng sản lượng lương thực có hạt; tỷ lệ che phủ rừng; tỉ lệ tăng dân số tự nhiên; giải quyết việc làm mới; tỉ lệ hộ nghèo; tỉ lệ kiên cố hóa trường, lớp học; tỉ lệ thôn, tổ dân phố đạt chuẩn Văn hóa; tỉ lệ bao phủ bảo hiểm Y tế.

Nổi bật là tốc độ tăng giá trị sản xuất toàn huyện đạt 17,5%. Tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản theo giá cố định ước đạt 3.915 tỷ đồng, đạt 100,7% kế hoạch và bằng 105,8% so với cùng kỳ. Tổng giá trị sản xuất ngành Công nghiệp - xây dựng (theo giá cố định) là 9.218 tỷ đồng, đạt 103,4% kế hoạch và bằng 125,7% so với cùng kỳ; tổng giá trị ngành Dịch vụ (theo giá cố định) là 6.856 tỷ đồng, đạt 100,2% kế hoạch và bằng 114,8% so với cùng kỳ.

Tổng thu ngân sách Nhà nước ước thực hiện đến 31/12/2022 là 820.496 triệu đồng, bằng 109,1% so với dự toán tỉnh giao, đạt 77,6% so với dự toán huyện giao và bằng 134,4% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng chi ngân sách là 1.346.949,4 triệu đồng, đạt 104,8% dự toán giao và bằng 110% so với cùng kỳ năm trước. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản kế hoạch giao năm 2022 là 751.668 triệu đồng, thực hiện 240 công trình, trong đó có 177 công trình khởi công mới và 4 công trình chuẩn bị đầu tư, hiện vẫn còn 5 công trình mới chưa khởi công. Đến hết tháng 11/2022 đã phân bổ được 386.111 triệu đồng, giải ngân 227.696 triệu đồng, ước lũy kế giải ngân năm 2022 đạt 516.688 triệu đồng, đạt 69% kế hoạch năm.

Các đại biểu động thổ khởi công Dự án sân golf và nghỉ dưỡng Bắc Giang thuộc địa bàn huyện Lục Nam.
Các đại biểu động thổ khởi công dự án sân golf và nghỉ dưỡng Bắc Giang thuộc địa bàn huyện Lục Nam.

Đặc biệt, Huyện ủy, UBND huyện Lục Nam đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) theo hướng cụ thể, phù hợp, hiệu quả. Tính đến hết năm 2022, đối với cấp huyện đã đạt 6/9 tiêu chí, 3 tiêu chí chưa đạt UBND huyện đã chỉ đạo và giao nhiệm vụ các cơ quan, đơn vị tham mưu xây dựng kế hoạch và lập hồ sơ chứng minh tiêu chí phấn đấu hoàn thiện các tiêu chí huyện nông thôn mới năm 2023; đối với 4 xã đăng ký kế hoạch về đích nông thôn mới (xã Yên Sơn, Vũ Xá, Bình Sơn, Trường Sơn) đã được các sở, ngành của tỉnh tổ chức thẩm định và đang chờ công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định; đối với các thôn, đã hoàn thành công nhận 4 thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu gồm: thôn Quỳnh Độ, xã Bắc Lũng; thông Kỳ Sơn, xã Nghĩa Phương; thôn An Phú, xã Cương Sơn; thôn Liên Giang, xã Huyền Sơn (lũy kế đến nay toàn huyện có 14 thôn nông thôn mới kiểu mẫu). Ông Tô Văn Thành ở xã Cương Sơn, huyện Lục Nam cho biết: “mọi người rất phấn khởi với kết quả xây dựng nông thôn mới của địa phương. Trực tiếp tham gia quá trình xây dựng, chúng tôi cũng là người trực tiếp thụ hưởng thành quả xây dựng nông thôn mới. Bà con luôn động viên nhau tiếp tục chung sức tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu”.

1672127552201_27 -5
Khu trung tâm thôn An Phú, xã Cương Sơn, huyện Lục Nam.

Trong năm 2022, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và tinh thần năng động, sáng tạo của Nhân dân, huyện Lục Nam đã có thêm 5 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh: na dai Lục Nam, bưởi Mai Sưu, hạt dẻ Lục Nam, long nhãn Đan Hội, rượu nếp mầm làng Chồi (lũy kế đến nay toàn huyện có 16 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó có 14 sản phẩm đạt 3 sao, 2 sản phẩm đạt 4 sao), nhiều sản phẩm của huyện có chất lượng tốt và được người tiêu dùng tin sử dụng như: na dai, dứa, nhãn Lục Sơn, trà hoa vàng, rượu Bảo Sơn… bà Hoàng Thị Thơm ở xã Huyện Sơn, huyện Lục Nam cho biết: “từ lâu, cây Na dai đã gắn bó với đời sống người dân quê tôi. Sau khi Na dai được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh, giá trị kinh tế đã tăng lên rất nhiều. Bà con thêm yên tâm gắn bó cùng loại cây đặc sản của quê hương”.

Theo ông Đặng Văn Nhàn, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam, với mục tiêu phát triển toàn diện, bên cạnh sản xuất kinh tế, lĩnh vực văn hóa - xã hội của huyện Lục Nam cũng có nhiều tiến bộ và đã đạt được những kết quả tích cực. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" được thực hiện có hiệu quả. Kết quả bình xét năm nay cho thấy, toàn huyện Lục Nam có hơn 54.800 hộ đạt gia đình văn hóa, chiếm hơn 90%; có 238/282 thôn, tổ dân phố được công nhận văn hóa; 23/23 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 1 thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị, đạt 100% kế hoạch. Các tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu từng bước được đẩy lùi, góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần, bảo đảm an ninh trật tự ở mỗi vùng quê. Kinh nghiệm thực hiện phong trào hiệu quả là các cấp ủy cơ sở thường xuyên quan tâm kiểm tra, giám sát, kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. Phát huy vai trò của các câu lạc bộ, tổ, đội văn nghệ, thể thao giúp người dân cải thiện sức khỏe và đời sống tinh thần, gắn kết tình làng nghĩa xóm.

Công tác giáo dục đào tạo tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, công tác phổ cập giáo dục đạt được kết quả tích cực, cơ sở vật chất trường lớp học, thiết bị dạy học, cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin tiếp tục được quan tâm đầu tư theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại hóa. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được triển khai thực hiện gắn với kế hoạch xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025 đạt hiệu quả, toàn huyện hiện có 80/85 trường học trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 94,1%, đạt 100% kế hoạch năm, tăng 1,0% so với năm 2021. Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh và nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; tổ chức tập huấn bồi dưỡng sử dụng sách giáo khoa cho giáo viên dạy lớp 3, lớp 7 năm học 2022 - 2023; chỉ đạo hoàn thành hồ sơ tiêu chí nông thôn mới lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Phát huy những kết quả của năm 2022, tiếp tục đề cao tinh thần “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, quyết tâm khắc phục khó khăn, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, về đích nông thôn mới”, sẽ là cơ sở quan trọng để huyện Lục Nam phấn đấu năm 2023 sẽ hoàn thành và vượt 15/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm; từ đó tiếp tục phát triển toàn diện đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn toàn huyện./.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Phát triển kinh tế xanh phải gắn liền với chuyển đổi số

DNTH: Theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay kinh tế xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cấp bách. Quá trình chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số, đồng thời phải được...

Tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân xung quanh Vườn quốc gia Tràm Chim

DNTH: Vườn quốc gia Tràm Chim thực hiện nhiều chính sách tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân sinh sống xung quanh để họ yên tâm làm ăn và hạn chế xâm lấn vào vườn.

Hà Nội nhân rộng mô hình nông nghiệp xanh

DNTH: Nỗ lực với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp xanh, đến nay, trên địa bàn Hà Nội ngày càng hiện hữu nhiều mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ vừa bảo đảm nguồn cung nông sản an toàn, vừa góp phần bảo vệ môi...

Nhân dân vùng cực Nam vững niềm tin đón Xuân mới

DNTH: Còn ít giờ nữa là người dân Cà Mau cùng với người dân khắp nơi sẽ bước vào năm Ất Tỵ 2025. Đón chào Xuân mới với khí thế mới, người dân nơi vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc càng thêm nhiều niềm tin, khát vọng để...

Sửa quy định tỉnh hoàn thành xây dựng nông thôn mới

DNTH: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 15/1/2025 sửa đổi khoản 8 Điều 1 Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn...

Sóc Sơn chuyển mình mạnh mẽ, nông thôn khởi sắc

DNTH: Thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, bộ mặt nông thôn huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội) đã có nhiều khởi sắc, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao.

XEM THÊM TIN