Huyện Nghi Lộc, Nghệ An: Bước chuyển mình của xã Nghi Văn sau khi về đích Nông thôn mới

14:14 | 08/04/2021

DNTH: Nhờ sự đoàn kết, đồng thuận giữa ý Đảng và lòng dân trong 9 năm chung tay xây dựng Nông thôn mới (NTM) đến cuối năm 2020, UBND tỉnh Nghệ An đã công nhận xã Nghi Văn đạt chuẩn nông thôn mới, từ một vùng quê nghèo đầy khó khăn ngày càng thay da đổi thịt, khoác lên mình chiếc áo đầy khởi sắc.

 

Nghi Văn ngày càng khởi sắc

Là xã miền núi phía Tây của huyện Nghi Lộc, nằm cách trung tâm huyện gần 22 km, với diện tích tự nhiên của xã 3.251,27 ha, gần 2.850 hộ dân, 11.607 nhân khẩu, gồm 19 xóm, trong đó bà con giáo dân chiếm tỷ lệ trên 52%; Thu nhập bình quân đầu người đạt 34,2 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,52%; là xã vùng bán sơn địa có lợi thế về đất đai, rừng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, kinh tế trang trại, gia trại, vườn rừng, vườn đồi.

Sau khi về đích NTM,  Đảng ủy, chính quyền xã Nghi Văn xác định:“xây dựng nông thôn mới là cái đích đến và là một quá trình lâu dài và không có điểm dừng, luôn tiếp nối và ngày càng phát triển hơn. Phát triển và hoàn thiện tất cả các tiêu chí, trong đó phát triển kinh tế giữ vai trò then chốt”.

Phát huy lợi thế là xã bán sơn địa, trong những năm qua, Đảng ủy, chính quyền xã Nghi Văn đã tập trung phát triển kinh tế theo mô hình trang trại, gia trại, vườn rừng và vườn đồi, vừa tạo công ăn việc làm, vừa giúp bà con nông dân từng bước làm giàu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông thôn của địa phương.

Tiểu biểu là mô hình trang trại chăn nuôi gà của gia đình Anh Nguyễn Văn Nam và chị Lê Thị Diện, ở xóm 2. Gia đình Anh, chị có 2 trang trại với số lượng gà 16.000 con, thời gian nuôi trong vòng 3,5 tháng, mỗi lần xuất chuồng đã mang lại thu nhập cho gia đình khoảng 120 triệu đồng.

 

 

Trang trại Gà của gia đình Anh, chị Nguyễn Văn Nam và Lê Thị Diện ở xóm 2.

  Mô hình chăn nuôi lợn của gia đình Anh Lê Văn Phương và chị Trịnh Thị Dân, ở xóm 4 - 25 đã mang lại thu nhập cho gia đình 15 triệu đồng/tháng.

 

Trang trại Lợn của gia đình Anh Lê Văn Phương và chị Trịnh Thị Dân ở xóm 4 - 25.

Hy vọng rằng trong thời gian tới, các mô hình trang trại, gia trại và vườn đồi ở Nghi Văn ngày càng được nhân rộng và lan tỏa nhiều hơn đến các gia đình trên địa bàn cũng như các xã lân cận, với một phương châm “phát triển kinh tế dựa trên lợi thế sẵn có của địa phương”.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Phú Yên gỡ vướng cho du lịch nông thôn phát triển

DNTH: Phú Yên - Du lịch nông thôn được kỳ vọng khởi sắc khi đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP được ban hành.

Bình Thuận công bố 10 sản phẩm chế biến từ trái thanh long

DNTH: UBND tỉnh Bình Thuận vừa công nhận 30 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024 để tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024. Trong đó có tới 10 sản...

Tân Yên: Nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương

DNTH: Từ một vùng quê nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, huyện Tân Yên đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị...

Xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam thu về gần 1,1 tỷ USD

DNTH: Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.

Đức Cơ tổ chức Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số

DNTH: Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại thị trấn Chư Ty, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện...

Xuất khẩu sầu riêng lao dốc

DNTH: Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta giảm 68,4% so với tháng 9 và gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

XEM THÊM TIN