Huyện Sóc Sơn (Hà Nội): Người dân “khóc ròng” vì mua nhầm đất… “bẩn”!?

07:52 | 28/09/2019

DNTH: Mặc dù thực hiện mua đất đấu giá do Trung tâm Phát triển quỹ đất của UBND huyện Sóc Sơn đứng ra tổ chức. Tuy nhiên, hàng chục hộ dân trúng đấu giá đợt 3 khu Phù Mã, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) vẫn đang “khóc ròng” vì mua nhầm đất “bẩn”. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) đã 6 năm qua nhưng nhà không làm được…

Thời gian qua, Tạp chí điện tử Tri Ân liên tục nhận được đơn thư của người dân có tài sản tại khu Phù Mã, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội về việc: Nhiều năm qua, hàng chục hộ dân có đất tại khu Phù Mã và được cấp GCNQSDĐ đã 6 năm nhưng lại không thể tiến hành xây dựng nhà ở khi vướng phải sự cản trở quyết liệt của những người dân trên địa bàn. Đáng nói, nguyên nhân của sự cản trở nói trên là do nguồn gốc đất người dân được đấu giá chưa phải là mặt bằng sạch. Người dân địa phương có đất nằm trong điểm GPMB vẫn còn lại nhiều hộ trong số đó chưa nhận được tiền bồi thường, hỗ trợ.

Ông Nguyễn Văn Thắng, một người dân có tài sản và nghĩa vụ liên quan chia sẻ: Chúng tôi tích cóp nhiều năm mới có tiền để mua được mảnh đất làm nhà, an cư lạc nghiệp vậy mà 6 năm qua, đất chỉ để cỏ dại mọc chứ không sao tiến hành xây dựng nổi. Buồn nhất, đất của người dân mua của UBND huyện nhưng nhiều lần có kiến nghị gửi đến chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng xin hỗ trợ để người dân xây dựng nhà cửa trên đất của mình mà tất cả đều bằng không. Chính quyền cấp sổ đỏ cho dân rồi bắt dân cất tủ thì cấp để làm gì?

Toàn bộ diện tích đất khu Phù Mã, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn dù đã được cấp GCNQSDĐ những vẫn chỉ để cỏ mọc um tùm.

Cùng quan điểm với ông Thắng, ông Nguyễn Văn Đông bức xúc: Đất của chúng tôi đường đường chính chính được cấp sổ nhưng tiền của chúng tôi bỏ ra 6 năm qua thành vô giá trị. Đất có không được làm nhưng vẫn phải trả lãi ngân hàng hàng tháng trong khi cả nhà vẫn phải đi thuê phòng để ở. Vậy, cái khổ này ai chịu? Liệu chính quyền có đang lừa dối người dân?

Quá trình ghi nhận PV nhận thấy, diện tích mặt bằng tại khu Phù Mã mặc dù đã được chia ô thửa và cấp GCNQSDĐ cho người dân nhưng hầu như toàn bộ mặt bằng chỉ để dành cho cỏ dại mọc, không có dấu tích của hoạt động xây dựng được tiến hành.

Tại thời điểm PV có mặt, một người dân địa phương cũng cho hay: Diện tích đất ở đây người dân chúng tôi cũng không muốn gây khó dễ cho người mua trong việc xây dựng nhưng về bản chất đất chúng tôi bị thu hồi nhưng chưa nhận được đền bù hỗ trợ thì làm sao có thể để người khác xây dựng trên chính mảnh đất của mình. Nếu chính quyền địa phương thực hiện chi trả quyền lợi cho chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng không bao giờ can thiệp…

Vậy, bản chất vấn đề trên xuất phát từ đâu? Tại sao chưa có mặt bằng sạch mà Trung tâm Phát triển quỹ đất của UBND huyện Sóc Sơn lại tổ chức đấu giá mua bán và cấp GCNQSDĐ? Quyền lợi của người dân cũ – mới trên phần diện tích đất kể trên ai sẽ là người đảm bảo? Đến bao giờ cỏ mới thôi mọc, đất ngừng bị bỏ hoang và tiền người dân đã vay ngân hàng có giá trị?

Để làm rõ những nội dung trên, PV đã phản ánh qua điện thoại đến Chủ tịch UBND xã Phù Linh. Trao đổi với PV, ông Lê Văn Quy, Chủ tịch UBND xã cho biết: Đơn phản ánh của người dân địa phương cũng có nhận được và cũng đã có trả lời cho người dân còn trách nhiệm của vụ việc trên thuộc về UBND huyện Sóc Sơn và Trung tâm Phát triển quỹ đất. Còn về trách nhiệm của mình, UBND xã vẫn tiếp tục thực hiện tuyên truyền để người dân không chống đối, cản trở hoạt động xây dựng hợp pháp của các hộ dân khác(?).

Cũng theo ông Quy: 2013 khi thực hiện mặt bằng dự án thì vẫn còn tồn tại một số hộ gia đình vẫn chưa đồng thuận. Địa phương cũng đã nhiều lần có văn bản trả lời làm rõ với các hộ dân liên quan nhưng việc ra thông báo đảm bảo an ninh cho hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND huyện…(?).

GCNQSDĐ được cấp cho người dân nhưng không ai trong số hàng chục hộ dân tại khu Phù Mã tiến hành xây dựng nhà ở được

Theo câu trả lời của vị lãnh đạo UBND xã Phù Linh thì hiện trạng mặt bằng tại khu Phù Mã vẫn tồn tại nhiều khuất tất. Tại sao khi mặt bằng chưa sạch, UBND huyện Sóc Sơn đã vội vàng tổ chức đấu giá và cấp GCNQSDĐ cho người dân? Mục đích ở đây là gì? Có hay không việc bán “vịt trời” để người dân đi đuổi?

Được biết, không chỉ riêng vụ việc này mà trong thời gian vừa qua huyện Sóc Sơn đang trở thành điểm nóng về đất đai khi hàng ngàn m2 đất rừng bị “xẻ thịt”. Mặc dù đã kỷ luật hàng loạt cán bộ nhưng công tác quản lý đất đai trên địa bàn vẫn chưa cho thấy sự biến chuyển. Đặc biệt, trong vụ việc này vai trò, trách nhiệm của UBND huyện Sóc Sơn ở đâu?

Theo Tạp chí điện tử Tri Ân

http://trian.vn/tin-tuc/dien-dan--ban-doc-3580/huyen-soc-son-ha-noi--nguoi-dan-khoc-rong-vi-mua-nham-dat%E2%80%A6-ban-960112?fbclid=IwAR0SBG09loFgks9RmLMX50P0RJJzlHNVmQEIsXNwWIs4laovedLYHYtpVVs

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hàng trăm hộ dân đề nghị nhận tiền bồi thường, bàn giao mặt bằng trước thời hạn để làm sân bay Long Thành

Theo UBND huyện Long Thành (Đồng Nai), có 368 hộ dân có đơn đề nghị nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng trước thời hạn.

Không có "vùng cấm" cho tổ chức, cá nhân phân lô bán nền trái phép

Bộ Xây dựng vừa có công văn số 4221/BXD-TTr trả lời cử tri về việc kiểm tra, giám sát việc xây dựng trái phép, phân lô bán nền tràn lan tại nhiều địa phương.

TPHCM điều chỉnh hệ số giá đất, quy hoạch 7 dự án tái định cư

UBND TP. HCM vừa phê duyệt điều chỉnh, bổ sung mục tiêu sử dụng đối với 7 dự án tái định cư phục vụ các dự án khu công nghệ cao và các dự án chỉnh trang đô thị, công ích sử dụng vốn ngân sách hoặc có nguồn gốc từ ngân sách.

TP. HCM công bố nhiều vi phạm về đất đai, xây dựng ở quận Thủ Đức và huyện Củ Chi

Thanh tra TP. HCM vừa công bố kết luận thanh tra toàn diện công tác quản lý đất đai và trật tự xây dựng trên địa bàn quận Thủ Đức và huyện Củ Chi giai đoạn 2016 - 2019, trong đó chỉ ra nhiều vi phạm cần khắc phục, chấn chỉnh.

Hà Nội: Điểm mặt doanh nghiệp chây ỳ trả đất công

UBND TP Hà Nội cho biết sẽ tăng cường thanh tra, rà soát việc quản lý, sử dụng cơ sở nhà, đất công trên địa bàn TP của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuê đất nhà nước.

Ôm mộng chuyển đổi, nhà đầu tư 'săn' đất nông nghiệp hồ Tây

Giá đất nông nghiệp, đất xen kẹt, đất vườn tại quận Tây Hồ, Hà Nội đang được chào bán với mức giá cao ngất từ 40-60 triệu đồng/m2. Người mua đất có niềm tin đó là các thửa đất này đều có thể chuyển đổi sang đất ở....

XEM THÊM TIN