IFC hỗ trợ kỹ thuật phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
14:20 | 10/12/2021
DNTH: Chiều 9/12, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã chủ trì lễ ký kết biên bản ghi nhớ hỗ trợ kỹ thuật phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi.
IFC hợp tác với Tập đoàn Lộc Trời sản xuất lúa gạo bền vữngIFC đầu tư 15 triệu USD vào mảng chăn nuôi của AnovaIFC sẽ rót 10 triệu USD vào Anova Corp

Biên bản ghi nhớ nằm trong khuôn khổ dự án hỗ trợ kỹ thuật Nâng cao năng lực cạnh tranh nông nghiệp do Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) thực hiện.
Tại buổi lễ, bà Rana Karashesg, Giám đốc Vùng Châu Á - Thái Bình Dương của IFC phụ trách lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp và dịch vụ cho biết ngành chăn nuôi có tiềm năng cao nhưng đang gặp phải nhiều vấn đề khẩn cấp về sức khỏe động vật, trong đó có dịch tả lợn Châu Phi (ASF) - nguyên nhân tàn phá quần thể chăn nuôi lợn và các ngành công nghiệp thịt lợn trên toàn cầu. Sự bùng nổ của dịch bệnh tại Việt Nam dẫn đến tiêu hủy hơn 30% số lợn ở các tỉnh chỉ trong 1 năm kể từ năm 2019. Cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đáng kể tới sinh kế của nông dân và giá cả thịt lợn.
Biên bản ghi nhớ này là bước quan trọng trong hỗ trợ khu vực để xây dựng nền tảng phục hồi từ dịch ASF. IFC sẽ hỗ trợ Bộ NN&PTNT tăng cường khung pháp lý cũng như năng lực thể chế của Việt Nam trong việc thực hiện các biện pháp an toàn sinh học và giám sát phòng chống các dịch bệnh, đặc biệt là dịch ASF trong chăn nuôi lợn.

“Một trong những yếu tố quan trọng trong hợp tác là chúng ta cần thiết lập, vận hành, thí điểm những khu vực về miễn dịch ASF, kêu gọi sự tham gia của khu vực công - tư trong khuôn khổ thảo thuận SPS, Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)… điểm quan trọng để ngăn chặn dịch bệnh là góp phần duy trì nguồn cung lợn cho thị trường trong nước, thiết lập các vùng chăn nuôi không dịch bệnh và chuẩn bị cho việc xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam ra nước ngoài. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương khởi xướng mô hình này. Với nhiệm vụ đầy tham vọng và thách thức này, Bộ NN&PTNT đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp nỗ lực với các chủ thể đảm bảo các bước chiến lược được triển khai mạch lạc”, bà Rana đánh giá.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết chăn nuôi là ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, không chỉ ở góc độ phát triển kinh tế, an ninh lương thực mà còn là công ăn việc làm, sinh kế của hàng chục triệu hộ nông dân.
Một số sản phẩm chăn nuôi đã được xuất khẩu với giá trị trên 1 tỷ USD, như lợn sữa, thịt gia cầm, trứng muối, mật ong, tổ yến, tơ tằm, sữa và các sản phẩm từ sữa, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi... bước đầu khẳng định giá trị thương hiệu của sản phẩm chăn nuôi Việt Nam. Hiện nay, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đóng góp trên 25% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và dư địa phát triển ngành được nhận định là còn rất lớn.
Tuy nhiên, chăn nuôi Việt Nam vẫn còn không ít những tồn tại, bất cập. Đó là chăn nuôi nhỏ lẻ còn chiếm tỷ lệ trên 52%, kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, an toàn thực phẩm, môi trường còn nhiều rủi ro, năng suất chăn nuôi thấp, chế biến còn hạn chế, giá thành sản phẩm vẫn còn cao... dịch tả lợn Châu Phi (ASF) là một bệnh xuất huyết gây tử vong cao ở các loài dễ mắc bệnh thuộc họ Lợn, bao gồm lợn nuôi và lợn rừng. Hiện tại, vẫn chưa có vacxin hiệu quả để bảo vệ lợn khỏi căn bệnh này và bệnh ở thể nặng có thể giết chết 100% lợn bị nhiễm bệnh.
Để khắc phục những tồn tại bất cập và tranh thủ thời cơ thúc đẩy chăn nuôi phát triển bền vững, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT yêu cầu ngành chăn nuôi phải khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu ngành phù hợp hơn với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Bộ NN&PTNT đánh giá cao vai trò của các đối tác quốc tế như OIE, JICA, đặc biệt là Tổ chức Tài chính quốc tế thuộc nhóm Ngân hàng thế giới (WB) với rất nhiều hoạt động hợp tác, hỗ trợ ngành chăn nuôi Việt Nam, như hỗ trợ tài chính, đào tạo chuyên gia, hợp tác nghiên cứu khoa học, đầu tư và trao đổi kỹ thuật, con giống...
Biên bản ghi nhớ nhằm đưa ra khuôn khổ hợp tác, xác định rõ mục tiêu hỗ trợ cải thiện khuôn khổ pháp lý và nâng cao năng lực triển khai các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học phòng chống ASF và các bệnh dịch phổ biến khác trong chăn nuôi lợn, góp phần đảm bảo nguồi cung thịt lợn cho thị trường nội địa, hướng tới xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn sinh học hướng tới xuất khẩu.
“Tôi tin tưởng rằng với sự hỗ trợ của IFC, các đối tác phát triển như OIE, JICA và các cơ quan liên quan của chính phủ, sự quyết tâm cao của Bộ NN&PTNT, các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ MOU sẽ được triển khai thành công hỗ trợ cho năng lực cạnh tranh chăn nuôi của Việt Nam với các nước trên thế giới, đồng thời mở ra nhiều khả năng tiếp cận thị trường tiềm năng khác cho Việt Nam”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chia sẻ.
Đại diện tổ chức OIE cho biết sẽ hợp tác với FAO và ASEAN để phát triển chiến lược khu vực để kiểm soát ASF ở khu vực Đông Nam Á.
“Phối hợp hiệu quả là chìa khóa để kiểm soát dịch bệnh lợn xuyên biên giới và ở cấp quốc gia mà ở đó vai trò của Việt Nam và đặc biệt là Bộ NN&PTNT là rất quan trọng”, đại diện OIE cho biết.
Theo Báo Nông nghiệp
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- tả lợn châu Phi /
- chống dịch /
- châu Phi /
- dịch tả lợn /
- NÔNG NGHIỆP /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ
DNTH: Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

3 "cái được" cho Việt Nam từ AGRITECHNICA ASIA 2025
Hội chợ Máy móc Nông nghiệp AGRITECHNICA ASIA 2025 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa khép lại. Có thể nói đây là một cơ hội để ngành Nông nghiệp Việt Nam có được cái nhìn rõ hơn về chuyển đổi phương thức sản xuất sang hướng...

Chủ động ứng phó, bảo vệ nông nghiệp trước tình hình hạn mặn phức tạp
DNTH: Những ngày gần đây, tình hình xâm nhập mặn trên sông Hậu tại Sóc Trăng đang diễn biến phức tạp, với độ mặn xâm nhập sâu từ 35 - 50 km, báo hiệu cao điểm mùa khô 2025 đang ở giai đoạn gay gắt nhất.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng, khí nhà kính giảm
DNTH: Các mô hình thí điểm canh tác lúa giảm phát thải đang được thực hiện ở ĐBSCL cho thấy triển vọng về tăng hiệu quả kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính.

Kon Tum chào đón nhà đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao
DNTH: Kon Tum đang thể hiện sự quyết tâm khi đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp, HTX và người dân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao gắn với chế biến sâu.

Tận dụng lợi thế, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn vào nông nghiệp công nghệ cao
DNTH: Tây Ninh xác định phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi chiến lược và mang tính đột phá, tạo động lực quan trọng để nâng tầm ngành nông nghiệp của tỉnh.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...