Khắc khoải sâm Ngọc Linh
15:32 | 15/11/2018
DNTH: Trước khi được nhìn nhận “quốc bảo” dược phẩm, sâm Ngọc Linh đã trải qua những tháng ngày trôi nổi giữa thương trường, có lúc tưởng mất nguồn giống. Nhờ những người tận tâm với dự án bảo tồn dược liệu quý Quảng Nam Đà Nẵng, giống sâm này mới có hôm nay. Nhưng liệu có bao nhiêu người của ngày xa xôi ấy, được ghi nhận đến bây giờ?
Tình cờ, chúng tôi gặp ông Ngô Văn Đảo, người phụ trách các trạm ươm giống cây sâm Ngọc Linh (Quảng Nam) giai đoạn 1979 – 1990. Người đàn ông đã 16 năm sống cùng cây sâm giờ là chủ một quán cafe nhỏ bên bờ biển Đà Nẵng, và vẫn luôn khắc khoải với câu hỏi: những người đồng đội của ông giờ sao chẳng thấy được nêu danh?
![]() |
Lận đận cùng sâm quý
Ổng Đảo kể rằng, năm 1979, ông đang là cán bộ thuộc công ty Dược Quảng Nam Đà Nẵng (sau này thành công ty Dược phẩm Trung ương 3 tại Đà Nẵng). Ông được giao cùng các công nhân đến vùng núi Ngọc Linh để thu gom, gìn giữ giống sâm Ngọc Linh tại địa phương, theo đề án bảo tồn dược liệu tỉnh. Ở thời điểm đó, công ty đã có một nhóm đi trước, do ông Nguyễn Đức Bôn phụ trách. Ông Bôn bị bệnh, công ty cử tiếp cán bộ khác tên Trọng lên tiếp quản, sau đó đến ông Đảo cùng nhóm công nhân của mình.
“Tất cả có hơn 20 công nhân, chúng tôi tập hợp chia thành 5 cụm để tiến hành thu gom giống sâm, đưa về trạm ở thôn Ngọc Đô trồng tập trung. Tất cả có hơn 170 mầm, thu hoạch nhân giống lên thành mấy ngàn cây, hoàn thành báo cáo khoa học của công ty, được sở khoa học tỉnh nghiệm thu. Đáng buồn là sau đó, công ty không phát triển tiếp đề án thành thực tiễn, nên chúng tôi cứ trồng để chờ đợi. Sở Y tế tỉnh hỗ trợ, giao chúng tôi phát triển các giống dược liệu khác như đương quy, ba kích, mộc hương... Nhưng chủ lực chúng tôi quan tâm vẫn là cây sâm Ngọc Linh. Tính ra đã 16 năm, tôi ở khu vực đó và làm công tác trồng sâm Ngọc Linh”. Ông Đảo chia sẻ.
Đến tuổi nghỉ hưu, ông Đảo trở về Đà Nẵng sống cùng vợ con. Song cho đến nay, ông vẫn không quên những ngày tháng gắn bó cùng cây sâm.
“Mà không phải chỉ tôi. Tôi nghĩ những anh em thời ấy, vẫn như tôi, quan tâm về cây sâm này. Chúng tôi đã mất nhiều công sức, kể cả tính mạng, như anh Nhanh, cũng là cán bộ như tôi, đã bị lũ cuốn khi đi phát lương cho anh em. Cho đến nay, chưa có ai ghi nhận những người đã chết như anh Nhanh, chỉ có chúng tôi ghi nhớ. Những công nhân hồi ấy có chế độ không, cũng không rõ. Tôi chỉ mong, nếu cây sâm đạt giá trị, công ty thành công, nên ghi nhận lại những người đã nằm xuống, đã cống hiến âm thầm. Bởi nếu không khởi nguồn từ những người công nhân đi moi đất đá trồng từng mầm cây thì không có bây giờ”. Ông Đảo bùi ngùi tâm sự như vậy.
Khắc khoải nỗi lo tương lai
Nói về cây sâm Ngọc Linh, ông Đảo chia sẻ, đây đúng là giống sâm quý. Bản thân ông đã trải nghiệm cây sâm này trong nhiều năm, dùng phục hồi sức khỏe, chữa thương, đều rất tốt. Nhưng trồng sâm Ngọc Linh đâu có như trồng củ cải. Không phải ở đâu cũng có thể trồng giống này, cũng không phải cứ trồng sâm Ngọc Linh là ra cây thuốc. Ông nói: “Người xưa kể chuyện, giống cam ngọt ở đất này khi gieo qua đất khác lại thành chua, thì cây sâm Ngọc Linh ở đỉnh núi cao khi hạ xuống đồng bằng, chắc chắn chỉ thành củ khoai củ sắn. Đó là chưa kể người ta vì lợi nhuận, sẽ đánh tráo cả cây sâm với cây thuốc khác, mà chỉ có những người theo nghề mới nhận ra, càng làm cho xã hội bị lầm lẫn, ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị cây sâm”.
Theo ông Đảo, sâm Ngọc Linh chỉ thích hợp độ cao trên 1.400 mét, trồng với đất mùn ở dưới các tán rừng, nếu cần có thể rồi bón phân tro; phải trồng đúng thời điểm, như tháng 2 mát mẻ, không trồng vào mùa đông; thời hạn trồng tự nhiên cũng phải 7 năm mới thu hoạch. Hiện nay nghe nói người ta trồng sâm bằng phân chuồng từ miền xuôi, thời gian 3 năm thu hoạch, đều sai quy cách, dễ làm thoái hóa giống và giảm chất lượng. Có người còn lấy lá cây sâm, thân cây sâm nấu cao, là không đúng. Sâm chỉ có giá trị ở củ, không nên lạm dụng nó như thần dược mà gây tiếng xấu cho nó.
Ông Đảo nhấn mạnh: “Sở dĩ tôi lên tiếng, vì tôi lo, cây sâm Ngọc Linh đang bị đổi thay. Cây sâm đã được vinh danh quốc bảo dược liệu, sẽ dễ bị người ta lạm dụng, trục lợi kinh doanh mà mất đi chất lượng. Nếu để sâm Ngọc Linh bị thương mại hóa đến sa sút chất lượng, thì xương máu mồ hôi của đồng đội tôi ngày ấy, sẽ thành lãng phí”.
Thụy Bất Nhi.
NTV

Carvivu và Motorcycles TV ký kết hợp tác chiến lược – Đồng hành vì Tăng Trưởng Xanh, hướng đến Net Zero 2050
DNTH: Ngày 24/04/2025, Công ty CP Carvivu (Carvivu) và Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Motorcycles TV (MTV) đã chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU), mở ra liên minh chiến lược toàn diện vì một hệ sinh thái xe điện bền vững.

Herbalife Việt Nam được vinh danh Top 50 doanh nghiệp FDI tiêu biểu 2025
DNTH: Herbalife Việt Nam, một trong những công ty hàng đầu về sức khỏe và thể chất, vừa được vinh danh thuộc Top 50 Doanh Nghiệp FDI (Foreign Direct Investment - Doanh Nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài) Tiêu Biểu tại Việt Nam...

Tập đoàn Sơn Hải tuyển dụng 80 nhân sự, người dân kỳ vọng thi công cao tốc Quy Nhơn–Pleiku
DNTH: Trong bối cảnh nhiều dự án hạ tầng giao thông quy mô lớn đang triển khai nhanh chóng trên khắp cả nước, Tập đoàn Sơn Hải – một trong những doanh nghiệp thi công cao tốc uy tín hàng đầu Việt Nam – chính thức thông báo tuyển dụng...

FedEx nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường kết nối doanh nghiệp Việt Nam với thị trường Mỹ
DNTH: Tăng khả năng tiếp cận giúp các nhà xuất khẩu địa phương kết nối hiệu quả hơn với thị trường Mỹ.

Đài Loan, Hàn Quốc nhập khẩu nhiều phân bón Việt Nam
DNTH: Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), 3 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu phân bón đạt 601 nghìn tấn, trị giá 225 triệu USD, tăng 20,2% về lượng, tăng 8,5% về trị giá so với 3 tháng đầu năm 2024.

Thị trường ớt: Dư địa còn rất lớn
DNTH: Xuất khẩu ớt của Việt Nam đang tăng trưởng tích cực, mở ra nhiều cơ hội tại các thị trường khó tính như Mỹ và Đài Loan. Tuy nhiên, diện tích canh tác còn hạn chế, chất lượng chưa đồng đều và áp lực cạnh tranh từ các...
Đô thị cuộc sống
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Cầu Tứ Liên: Biểu tượng mới cho hành lang phát triển phía Bắc Thủ đô
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
Sống khỏe
-
Ưu đãi đặc quyền chào đón dịp cao điểm nghỉ hè 2025 tại quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...