Khai mạc Tuần lễ Vải thiều Lục Ngạn tại Hà Nội

16:48 | 07/06/2019

DNTH: DNTH; Chiều ngày 7/6, tại Khu Hội chợ triển lãm, giao dịch kinh tế và thương mại- số 489, Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy, Hà Nội),Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp – Bộ NN&PTNT đã phối hợp với UBND Huyện Lục Ngạn tổ chức buổi lễ Khai mạc Tuần lễ Vải thiều và Diễn đàn kết nối sản xuất, tiêu thụ vải thiều, các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn.

Theo đó, Chương trình Tuần lễ Vải thiều và Diễn đàn kết nối sản xuất, tiêu thụ vải thiều, các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn sẽ diễn ra từ ngày 7/6 tới ngày 16/6 tại Khu Hội chợ triển lãm, giao dịch kinh tế và thương mại- số 489, Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy, Hà Nội).

Ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp – Bộ NN&PTNT phát biểu tại khai mạc.

Phát biểu tại buổi lễ khai mạc, ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp – Bộ NN&PTNT  cho biết: “Chương trình là hoạt động xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy kết nối sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm vải thiều và các sản phẩm đặc trưng của huyện Lục Ngạn, hình thành mối liên kết bền vững giữa nhà sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây cũng là cơ hội tốt để giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh của nông nghiệp Lục Ngạn, chia sẻ thông tin về tình hình sản xuất, tiêu thụ vải thiều năm 2019, giới thiệu tiềm năng và kêu gọi đầu tư vào phát triển sản xuất, chế biến, bảo quản. Qua đó, góp phần phát triển sản xuất gắn với chế biến, bảo quản với quy mô lớn, năng xuất cao, chất lượng tốt, xứng với tên gọi chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn và xây dựng thương hiệu vải thiều Lục Ngạn ngày càng vững chắc và hiệu quả.”

Các bên tham gia ký kết thỏa thuận, biên bản ghi nhớ, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm vải thiều Lục Ngạn.

Trong khuôn khổ buổi lễ khai mạc cũng đã diễn ra Lễ Ký kết thỏa thuận, biên bản ghi nhớ, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm vải thiều Lục Ngạn mùa vụ 2019 giữa các doanh nghiệp, hệ thống siêu thị và các hợp tác xã.

Trong chương trình sẽ có các gian hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã của huyện Lục Ngạn để quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm đặc trưng của huyện Lục Ngạn như: vải thiều tươi, mỳ gạo Chũ, mật ong, phấn hoa, các sản phẩm chế biến từ vải thiều như giấm vải thiều, vải thiều sấy khô... Ngoài ra, Diễn đàn kết nối sản xuất, tiêu thụ vải thiều, các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn là nơi trao đổi, cung cấp thông tin về tình hình sản xuất, tiêu thụ vải thiều năm 2019; giới thiệu tiềm năng và kêu gọi đầu tư, liên kết vào phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm đặc trưng của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

Các đại biểu tham quan gian hàng vải thiều và các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn

Với nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa, chương trình “Tuần lễ vải thiều và Diễn đàn kết nối sản xuất, tiêu thụ vải thiều, các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang tại Hà Nội năm 2019” sẽ là cầu nối giao thương giữa các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ vải thiều, các sản phẩm đặc sản chủ lực của huyện Lục Ngạn với các doanh nghiệp, hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm trong cả nước. Đồng thời, tạo điểm mua sắm tin cậy tại thủ đô, giúp người tiêu dùng nhận diện thương hiệu, phân biệt vải thiều lục Ngạn với các sản phầm cùng loại trên thị trường. Từ đó, thúc đẩy sản xuất vải thiều, các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn với quy mô lớn, hiệu quả, phát triển bền vững và góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020.

Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã và đang trở thành vùng trồng cây ăn quả lớn nhất miền Bắc với gần 28.000ha cây ăn quả các loại, trong đó vải thiều chiếm trên 15.000ha. Hàng năm, nông dân Lục Ngạn thu nhập từ trồng cây ăn quả đạt trên 3 ngàn tỷ đồng. Vải thiều Lục Ngạn được người tiêu dùng trong nước và quốc tế đánh giá cao, trở thành sản phẩm mang thương hiệu quốc gia và là 1 trong 10 món ăn đặc sản đạt giá trị kỷ lục Đông Nam Á năm 2018.

Năm 2019, tổng diện tích trồng vải toàn huyện đạt 15.290ha, trong đó vải chín sớm khoảng 1850ha, chiếm 12,1%, vải thiều chính vụ khoảng 13.440ha, chiếm 87,9%; diện tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn VieGap, GlobalGap khoảng 12.000 ha.

                                                        Minh Vân

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hàng trăm ha lúa khô hạn, nhiều diện tích mất trắng

DNTh: Gia Lai Hàng trăm ha lúa đang trong giai đoạn trổ bông thì bất ngờ gặp khô hạn khiến nhiều diện tích của người dân bị thiệt hại nặng và mất trắng.

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống

DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo

DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng

DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

XEM THÊM TIN