Khánh Hoà: Có vốn trồng sầu riêng, không giàu cũng khá giả

20:35 | 28/08/2019

DNTH: Thời gian qua, nhờ tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) mà hàng trăm hộ dân trên địa bàn đã phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.

Là một trong những hộ may mắn được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi, chị Bo Bo Thị Nghiện (thôn Xà Bói, xã Sơn Hiệp, huyện Khánh Sơn) phấn khởi cho biết: “Trước đây, gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo, sản xuất gặp nhiều khó khăn, do không có vốn đầu tư để phát triển sản xuất kinh doanh. Với sự tư vấn của tổ tiết kiệm và địa phương nên gia đình đã mạnh dạn vay vốn tổng cộng 100 triệu đồng của Ngân hàng CSXH huyện Khánh Sơn để phát triển kinh tế".

khanh hoa: co von trong sau rieng, khong giau cung kha gia hinh anh 1

 Vườn sầu riêng của nông dân huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho vay vốn đầu tư.  Ảnh: C.T

“Có vốn gia đình tôi đầu tư chăm sóc vườn sầu riêng và hiện nay đang tiếp tục mở rộng thêm 5 sào nữa, nâng tổng diện tích gần 2ha. Vườn sầu riêng của gia đình đang phát triển tốt, sắp tới sẽ cho thu nhập bạc triệu. Chỉ riêng 6 sào mía gia đình đã có thu nhập lãi từ 40 – 50 triệu đồng/năm. Quả thật, nguồn vốn ưu đãi là đòn bẩy giúp cho gia đình tôi có được cuộc sống như ngày hôm nay và vươn lên thoát nghèo bền vững…” - chị Bo Bo Thị Nghiện chia sẻ.

“Trên địa bàn chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số nên kinh tế trước đây gặp không ít khó khăn, sản xuất chỉ mang tính nhỏ lẻ. Nhờ có nguồn vốn của Ngân hàng CSXH huyện Khánh Sơn đã giúp cho nhiều hộ từ nghèo khó vươn lên khá giả và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động vùng nông thôn…” -  bà Cao Thị Hằng - Chủ tịch UBND xã Sơn Lâm thông tin.

Ông Nguyễn Văn Nghiệm – Giám đốc phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Khánh Sơn cho biết thêm, việc nâng mức cho vay tối đa đối với người nghèo từ 50 triệu đồng/hộ lên 100 triệu đồng/hộ và nâng thời hạn cho vay tối đa lên 120 tháng rất phù hợp với đối tượng đầu tư dài hạn nhằm đáp ứng vốn sản xuất, kinh doanh, giúp người dân không chỉ vươn lên thoát nghèo mà từng bước làm giàu .

“Đến cuối tháng 6/2019, tổng dư nợ ủy thác đạt trên 180 tỷ đồng, chiếm 99,87%/tổng dư nợ của Ngân hàng CSXH huyện, với 128 tổ tiết kiệm vay vốn và 4.997 hộ còn dư nợ. Trong thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục ưu tiên nguồn vốn tín dụng cho các đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, mới thoát nghèo, học sinh sinh viên, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, giải quyết việc làm, gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn…” - ông Nguyễn Văn Nghiệm nhấn mạnh.

 

 

Theo Dân Việt

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi

DNTH: Kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, cả nước đã xảy...

Mùa cá ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long

DNTH: Theo quy luật tự nhiên, hàng năm, cứ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về Đồng bằng sông Cửu Long mang theo biết bao tôm cá, tràn vào đồng ruộng để sinh sôi, nảy nở,… Đến tháng 9, nước bắt đầu rút, cũng...

Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

DNTH: Nhờ có chợ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản, hàng hóa thiết yếu, từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa và gia tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Gia Lai.

XEM THÊM TIN