Khâu nón lá trong Làng nghề Việt

10:53 | 21/06/2019

DNTH: DN&TH; Làng nghề Việt Nam hình thành và phát triển theo quá trình mưu sinh của nhiều thế hệ người Việt, trên những vùng địa lý nhất định. Sự tồn tại đó, tô điểm cho mảng màu văn hóa thêm phong phú, là dấu ấn cho các du khách nước ngoài khi đặt chân lên dải đất hình chữ S.

Trong cuộc mưu sinh, người dân các vùng quê Việt Nam thường tìm cho mình một nghề để kiếm sống, nhằm ổn định thu nhập, đảm bảo trang trải cho chi phí sinh hoạt hàng ngày. Cũng từ đó, nhiều nghề đã trở thành nguồn thu nhập chính của người dân địa phương, đôi khi nó còn là thương hiệu của một địa danh, một vùng miền nào đó, đối với người dân Việt Nam và du khách Quốc tế, trên dải đất hình chữ S thân yêu. Tuy nhiên, nhiều làng nghề đã trở thành dĩ vãng, bởi thời đại công nghiệp hóa đã làm cho những nghề đó không còn phù hợp với thời cuộc.

Những người thợ khâu nón lá tại xóm Thập Toàn (xóm 10), thôn Đinh Xuyên, xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa, TP.Hà Nội

Hôm nay, chúng tôi đưa quý vị tới một làng quê có nghề khâu nón lá, cũng từ nơi đây, những chiếc nón lá dùng che nắng, che mưa, đồng hành cùng các mẹ, các chị trên khắp mọi nẻo đường của tổ quốc, từ khi nào không hay. Đó là thôn Đinh Xuyên, xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội. Dân quanh vùng thường gọi là Làng Đanh.

Tiếng rút cước sau mỗi mũi kim, tiếng “lách tách” của kim khâu văng ra từ tay người thợ đập vào thân nón, tiếng thì thầm to nhỏ của những người thợ tạo nên đặc trưng riêng có của một làng nghề. Nó êm đềm, lặng lẽ nhưng tạo cảm giác của sự miệt mài, chăm chỉ.

Bà Nguyễn Thị Thuận, một người thợ làm nón lá tại xóm Thập Toàn (xóm 10), thôn Đinh Xuyên, xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa, TP.Hà Nội

Người dân nơi đây có đặc tính tran hòa, thân thiện và rất mến khách. Có lẽ một phần cũng do nghề khâu nón lá đã gắn kết tình cảm, là nơi giãi bày, chia sẻ tâm tình để họ thêm hiểu, thêm yêu thương và quý trọng tình người, tô điểm thêm cho nét đẹp của quê hương Đinh Xuyên.

Một năm ngoài hai vụ lúa, vào những ngày nông nhàn, người thì đi chợ kiếm thêm tiền rau, người thì ở nhà khâu nón lá. Cái đặc biệt của nghề khâu nón lá là có thể tranh thủ làm việc mọi thời gian rảnh rỗi trong ngày. Vì vậy nó cũng là nghề dành cho những người chịu thương chịu khó, muốn tăng thêm thu nhập cho gia đình, kể cả thời gian buổi tối trước giờ buông màn chìm vào giấc ngủ.

Bà Nguyễn Thị Nghiêm, một người thợ làm nón lá tại xóm Thập Toàn (xóm 10), thôn Đinh Xuyên, xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa, TP.Hà Nội

Chúng tôi có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thuận ở xóm Thập Toàn (xóm 10), thôn Đinh Xuyên, để ghi nhận thêm một làng nghề vào bộ sưu tập Làng nghề Việt. Nơi đây tập trung khá đông các bà, các chị đang miệt mài bên khuôn nón. Với đôi bàn tay thoăn thoắt, khéo léo, kết hợp nhịp nhàng theo từng mũi kim, sau chừng 2 giờ đồng hồ, những chiếc nón sẽ rời khuôn để đến với khâu hoàn thiện cuối cùng trước khi đưa ra  thị trường tiêu thụ.

Pv: Dạ thưa bà! Nghề làm nón lá của làng mình có từ bao giờ ạ?

Bà Thuận: Tôi đã ngoài bảy mươi nhưng từ khi sinh ra, ông bà tôi đã làm nghề này rồi. Vậy nên tôi chỉ biết các cụ truyền lại chứ không biết nghề này có từ bao giờ.

Pv: Để cho ra một chiếc nón thì phải trải qua những công đoạn nào và vật liệu gồm những gì thưa bà?

Bà Thuận: Nguyên liệu gồm có Lá nón, Bẹ mo, Vành, Cước, một số chiếc nón đắt tiền sẽ còn phải có giấy cắt thành hoa và giấy bóng nữa.

Pv: Dạ! Bẹ mo là vật liệu gì vậy thưa bà?

Bà Thuận: Đó là chiếc bẹ được bóc ra từ các đốt của thân cây bương. Bẹ mo dày và cứng nên được đưa vào giữa của hai lớp lá nón, sẽ làm cho nón cứng và chịu được mưa nắng tốt hơn.

Pv: Vâng! Còn các công đoạn thì như thế nào thưa bà?

Bà Thuận: Để cho ra một chiếc nón lá sẽ phải trải qua ba công đoạn:

Công đoạn thứ nhất là chằm nón: Ban đầu người thợ sẽ ghép vành làm xương nón vào khuôn, sau đó rải một lớp lá nón phía trong cùng, lớp thứ hai sẽ là bẹ mo, cuối cùng là lớp lá nón bên ngoài. Sau khi ghép các nguyên liệu, người thợ sẽ dùng dây ép chặt vật liệu đó vào khuôn nón.

Công đoạn thứ hai là khâu nón: Để khâu xong một chiếc nón lá, người thợ sẽ phải mất khoảng 2 đến 3 giờ đồng hồ.

Công đoạn thứ ba: Người thợ sẽ đưa nón lá ra khỏi khuôn rồi làm nốt phần cạp ở vành nón là xong.

Pv: Thu nhập từ nghề làm nón lá có tốt không thưa bà?

Bà Thuận: Vâng! Gọi là thêm đồng rau đồng vừng chú ạ, ai khâu nhanh thì thu nhập khoảng 50 đến 60 ngàn một ngày. Vậy nên giờ chỉ có các bà già làm thôi, thanh niên họ đi làm việc khác hết rồi. Có lẽ dần dần cũng mất nghề thôi chú ạ!

Pv: Dạ vâng! Cháu cảm ơn bà rất nhiều.

Đời sống của người dân ngày một nâng cao, nhu cầu tiêu dùng cũng vì vậy mà cao theo. Đó là lý do làm cho nhiều làng nghề dần mai một.

Những mảng màu tô điểm cho sự phong phú của văn hóa làng nghề Việt, đang dần phai nhạt bởi tốc độ công nghiệp hóa và việc áp dụng công nghệ vào đời sống. Để bảo tồn những nét văn hóa độc đáo, riêng có của các vùng miền, cần có sự hỗ trợ của Nhà nước và các cấp chính quyền, cũng như sự chung tay của người dân địa phương để cuộc sống mãi mãi xanh tươi.

 

 

Vũ Chiến

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống

DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo

DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng

DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

Xây dựng nông thôn mới tại Đồng Hưu, Bắc Giang

DNTH: Từ một xã miền núi còn nhiều khó khăn của huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang), Đồng Hưu nay đã khoác lên mình diện mạo mới nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới. Vùng quê nay đã trở nên trù phú, tràn đầy sức sống, đời sống...

XEM THÊM TIN