Khi đất dành cho khu công nghiệp

08:26 | 12/09/2019

DNTH: Là một xã trung du, nằm ở phía đông bắc huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) trong những năm qua, Bá Hiến đã dành hơn 400 ha đất cho phát triển nông nghiệp, dịch vụ và đô thị, tức là đã dành 1/3 diện tích đất của xã cho công nghiệp. Diện tích đất thu hẹp, đương nhiên SX nông nghiệp sẽ bị ảnh hưởng.

Nông nghiệp vẫn phát triển

Vậy Bá Hiến đã có giải pháp gì để vẫn duy trì sản xuất nông nghiệp ổn định, để đời sống nhân dân được cải thiện và vẫn đảm bảo tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM)? Nói cách khác, Bá Hiến cần có bước đi thích hợp trong tình thế như vậy.

Phát triển cây rau trên địa bàn.

Đầu năm 2019, thời tiết có nhiều thuận lợi, các cây trồng vụ xuân đều cho năng suất khá. Cơ cấu giống lúa của Bá Hiến chủ yếu là Khang Dân 18, Thiên Ưu 8, TBR 225, BC 15… Xã cũng bắt đầu đưa các mô hình gieo cấy thí điểm các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất, như lúa HT1, Kim Cương 111, TH 3-5;  các giống dưa lai F1 có năng suất cao như VL 106, 112, 116, 118…

Các cây rau màu nhìn chung đều phát triển tốt, cho hiệu quả khá trên một đơn vị diện tích. Tuy nhiên nhìn chung diện tích trồng trọt so với kế hoạch giảm (đạt 98% diện tích canh tác). Tổng diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân giảm 90,82 ha so với kế hoạch (đạt 65,9% diện tích canh tác). Vì thế, tổng thu về giá trị trồng trọt 6 tháng đầu năm giảm 5,77 tỷ đồng so cùng kỳ năm trước.

Cây trồng có phần “đi xuống” do giảm diện tích, sản lượng. Tuy vậy, về “con” tức là chăn nuôi, Bá Hiến lại có phần “đi lên”. Đàn trâu, bò có 1.522 con, tăng 36 con so với cùng kỳ, trong đó đàn trâu có 395 con, đàn bò có 1.127 con. Tổng đàn lợn có 5.316 con, tăng 167 con so cùng kỳ. Về đàn gia cầm, phát triển bằng hình thức nuôi công nghiệp và bán công nghiệp. Tổng đàn gia cầm theo thống kê có khoảng 47.600 con (giảm 15.000 con so cùng kỳ).

Về nuôi trồng thủy sản, đã tận dụng nuôi cá trên sông, ao, hồ, đầm và diện tích thầu trên các đầm cải tạo theo hướng 1 lúa + 1 cá nên cho thu nhập khá. Toàn xã có trên 20 mô hình chăn nuôi theo hướng tập trung. Tổng thu về chăn nuôi 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt gần 30 tỷ đồng…

Như vậy, mặc dù diện tích đất của xã đã phải dành cho công nghiệp 1/3, nhưng sản xuất nông nghiệp của xã Bá Hiến vẫn giữ được thế cân bằng, trong đó chăn nuôi có chiều hướng giữ vững và tăng nhẹ.  

Biến bất lợi thành lợi thế

Xã có 3 khu công nghiệp đóng trên địa bàn. Bất lợi về “mất đất”, được đổi lại bằng tạo việc làm cho nhiều lao động trong độ tuổi. Toàn xã có trên 35 doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp tư nhân hoạt động ổn định, là đầu mối để thu hút lao động tại địa phương và là nguồn tài chính đáng kể giúp xã xây dựng NTM.

Cũng do diện tích đất canh tác bị thu hẹp, nên một số hộ chuyển sang làm các ngành nghề khác như xẻ gỗ, làm mộc, vật liệu xây dựng, thầu xây dựng…Nhờ vậy, đã giải quyết công ăn việc làm cho người lao động với mức thu nhập khá, góp phần ổn định đời sống người dân. Một phần không nhỏ người nông dân Bá Hiến đã trở thành công nhân, có thu nhập cao hơn trước.

Ở Bá Hiến có hiện có hơn 1.300 hộ vừa sản xuất vừa kinh doanh thương mại, mở cửa hàng dịch vụ, buôn bán. Dịch vụ vận tải cũng rất phát triển. Tổng số xe ô tô tải, xe chở khách có 152 chiếc. Số lượng lao động đi làm kinh tế nơi xa, làm công nhân trong các công ty, doanh nghiệp, lao động tự tìm việc làm, có số lượng ổn định. Theo thống kê, xã có 2.755 người làm việc trong các khu công nghiệp với bình quân thu nhập 4.500.000 đ/người/tháng, tăng 300.000 đ/người/tháng so với năm trước.

Hoạt động tiểu thủ công nghiệp của Bá Hiến tiếp tục mở rộng, thu hút đầu tư nước ngoài tăng cao. Các công ty, doanh nghiệp có xu hướng mở rộng quy mô, góp phần tích cực giải quyết vấn đề việc làm cho nhân dân trên địa bàn.

Từ bất lợi trong việc phải dành nhiều đất để mở rộng các khu công nghiệp trên địa bàn xã, đồng nghĩa với việc thu hẹp diện tích sản xuất nông nghiệp, Bá Hiến đã nhanh chóng biến sự “bất lợi” thành “lợi thế”, tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân. Đồng thời đưa giống cây, con có năng suất cao vào sản xuất, tận dụng mặt nước để phát triển nuôi trồng thủy sản, nhân rộng mô hình 1 lúa + 1 cá rất có kết quả, nâng cao thu nhập cho người dân.

 

Theo ĐỖ BẢO CHÂU/Báo Nông nghiệp

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tân Yên: Nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương

DNTH: Từ một vùng quê nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, huyện Tân Yên đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị...

Xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam thu về gần 1,1 tỷ USD

DNTH: Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.

Đức Cơ tổ chức Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số

DNTH: Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại thị trấn Chư Ty, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện...

Xuất khẩu sầu riêng lao dốc

DNTH: Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta giảm 68,4% so với tháng 9 và gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hoàng Anh Gia Lai: Tăng cường niềm tin thông qua trải nghiệm thực tế

DNTH: Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL; mã chứng khoán HAG) vừa công bố hoạt động dành cho cổ đông với mục tiêu củng cố niềm tin và tăng cường sự gắn kết.

Tân Yên quyết tâm là huyện đầu tiên về đích nông thôn mới nâng cao của tỉnh

DNTH: Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, cả hệ thống chính trị cùng Nhân dân huyện Tân Yên đã và đang không ngừng nỗ lực, phấn đấu để được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh...

XEM THÊM TIN