Đồng sông Cửu Long:

Khi nông dân trồng lúa bằng điện thoại thông minh

14:38 | 13/12/2021

DNTH: DNTH: Chỉ với chiếc điện thoại thông minh (smartphone), ở bất kỳ nơi đâu, nông dân cũng có thể "ra lệnh" cho máy bơm điều tiết mực nước phù hợp trên ruộng, nắm được tình hình sâu hại lúa...

Giảm chi phí, lợi nhuận tăng 20%

Nhiều năm nay, vùng đất Sen Hồng (Đồng Tháp) được khá nhiều người biết đến là nơi triển khai thí điểm mô hình “canh tác lúa lý tưởng” đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tại xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười thông qua hệ thống quản lý nước ngập - khô xen kẽ.

Mô hình 'canh tác lúa lý tưởng' đầu tiên ở ĐBSCL tại xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Mô hình "anh tác lúa lý tưởng" đầu tiên ở ĐBSCL tại xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mô hình đang được áp dụng công nghệ điện toán đám mây, nông dân bất cứ ở đâu cũng có thể bơm nước hoặc rút nước ra khỏi ruộng thông qua điện thoại smartphone. Đặc biệt nhất, nông dân sử dụng 100% máy sạ lúa, vừa bón phân vùi xuống gốc lúa cùng lúc và sử dụng phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) thông minh bằng máy bay không người lái trong cả vụ lúa... kết quả, nông dân giảm 50% phân bón, giảm 75% công bón phân, giảm 50% lượng rác thải khí nhà kính, tăng năng suất 30%. Từ đó giúp thu nhập của bà con làm lúa tăng lên ít nhất 20%.

Đặc biệt, mô hình có sự liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị từ đầu vào đến đầu ra, giúp nông dân an tâm sản xuất. Ước tính, lợi nhuận trung bình nông dân thu về gần 20 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn 4,3 triệu đồng/ha/vụ so với phương pháp canh tác thông thường.

Mô hình canh tác lúa lý tưởng đã ứng dụng các thông tin và máy móc hiện đại phục vụ quá trình quản trị sản xuất cây lúa từ nước, phân bón, từ chỉ dẫn môi trường, độ PH để đưa ra những hành động phù hợp với sự sinh trưởng, đảm bảo năng suất tối đa của cây lúa. Từ đó đảm bảo được chuỗi khép kín từ khâu tổ chức sản xuất, khâu chế biến, gắn đến xây dựng thương hiệu, mẫu mã sản phẩm.

Ông Nguyễn Văn Khi, thành viên Hợp tác xã (HTX) Mỹ Đông 2 cho hay, sản xuất lúa thông minh phải giảm lượng giống từ 12 kg xuống còn 6 - 8 kg, đồng thời sử dụng thuốc BVTV sinh học, dùi phân một lần cho cả vụ, phun thuốc BVTV bằng máy bay không người lái…

Mô hình canh tác lúa lý tưởng giúp nông dân giảm 50% phân bón, giảm 75% công bón phân, giảm 50% lượng rác thải khí nhà kính, tăng năng suất 30%. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Mô hình canh tác lúa lý tưởng giúp nông dân giảm 50% phân bón, giảm 75% công bón phân, giảm 50% lượng rác thải khí nhà kính, tăng năng suất 30%. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Phương pháp sản xuất khá mới nên ban đầu nhiều hộ trong xã cũng không làm theo, nhưng qua vận động, nhiều hộ cũng nhận làm thử và thành công. Và thành quả nhận được thật không ngờ, sản xuất lúa thông minh năng suất từ 7 - 7,5 tấn lúa tươi/ha, lúa bán cho công ty với giá cao hơn từ 400 - 500 đồng/kg so với lúa sản xuất thông thường.

Gắn bó với cây lúa mấy chục năm nay, ông Nguyễn Hoàng Sơn, thành viên HTX Mỹ Đông 2 vui mừng cho biết: “gần 2 năm nay, gia đình có 6 ha lúa tham gia vào HTX để canh tác lúa theo mô hình lý tưởng, không ngờ việc làm ruộng lại khỏe và nhàn hơn rất nhiều. Thay vì trước đây làm ruộng cực 10 nay chỉ còn cực 3 - 4 phần. Xe tải hay ghe lớn chạy tới ruộng mua lúa, nông dân không sợ đầu ra, lúc lúa bán xong là nhận tiền tươi tại ruộng".

Ông Ngô Phước Dũng, Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp Mỹ Đông 2, ở xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) cho biết: HTX Mỹ Đông 2 là đơn vị tiên phong thực hiện mô hình canh tác lúa lý tưởng. Kể từ vụ lúa đông xuân 2017 - 2018, HTX phối hợp với công ty Rynan Smart Fetilizers (Trà Vinh) thực hiện thí điểm mô hình trồng lúa thông minh trên diện tích 7,6 ha.

Trong mô hình cánh đồng lúa lý tưởng, nông dân sử dụng phân bón thông minh, sử dụng loại máy cấy hiện đại có chức năng cùng lúc thực hiện 3 công đoạn cấy lúa, bón phân và phun thuốc BVTV nên tiết kiệm được nhiều khoản chi phí về phân bón, thuốc BVTV và nhân công.

Sử dụng máy bay không người lái (drone) để phun thuốc BVTV. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Sử dụng máy bay không người lái (drone) để phun thuốc BVTV. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cùng với đó là trang bị hệ thống cảm ứng mực nước thông minh để giúp nông dân theo dõi mực nước cần sử dụng cho lúa. Nông dân bơm nước vào hay rút nước ra sẽ thao tác bằng cách điều khiển qua điện thoại thông minh. Trên cánh đồng lúa, nông dân nuôi vịt để tăng thêm lợi nhuận cũng như tiêu diệt các loài sinh vật gây hại cho lúa.

Ông Ngô Phước Dũng tự hào cho biết: hiện HTX có gần 200 ha với 108 thành viên được xem là mô hình sản xuất lúa hiện đại nhất khu vực ĐBSCL với những tính năng vượt trội như: điều khiển sản xuất bằng điện thoại thông minh, cơ giới hóa toàn bộ các khâu làm đất đến thu hoạch, sữ dụng drone phun thuốc BVTV. Cuối vụ có hơn 2/3 diện tích lúa của HTX được bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá cao hơn thị trường bên ngoài, giúp xã viên thu được lợi nhuận mỗi vụ tăng thêm 1,5 - 2 triệu đồng/công.

Hơn 7 năm gắn bó, từng bước đưa HTX đi lên với những bước đi vững chắc, ông Ngô Phước Dũng chiêm nghiệm: biến đổi khí hậu và sự thay đổi của thị trường, nhất là giá vật tư nông nghiệp hiện nay đang tăng cao nên để làm lúa có lãi, buộc nông dân phải thay đổi cách nghĩ, cách làm để thích nghi. Tất nhiên, sự thay đổi này phải được sự đồng thuận của toàn bộ thành viên trong HTX và có sự tiếp sức từ các cơ chế của Nhà nước mới giúp HTX mạnh dạn thay đổi và thành công.

Khi smartphone làm thay chân tay

Nhiều vụ lúa qua, nông dân trong HTX Mỹ Đông 2 từng bước đưa một số ứng dụng IoT (Internet vạn vật thu thập và chia sẻ dữ liệu thông qua điều khiển từ xa) và trạm giám sát sâu rầy thông minh vào sản xuất lúa tại cánh đồng của HTX.

Chỉ với chiếc smartphone, ở bất kỳ nơi đâu, nông dân cũng có thể biết được tình hình sâu bệnh trên ruộng lúa ra sao để phòng trừ hiệu quả. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Chỉ với chiếc smartphone, ở bất kỳ nơi đâu, nông dân cũng có thể biết được tình hình sâu bệnh trên ruộng lúa ra sao để phòng trừ hiệu quả. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đang thao tác trên điện thoại thông minh để điều khiển máy bơm tháo nước của trạm bơm tiết kiệm nước, ông Ngô Phước Dũng, Giám đốc HTX Mỹ Đông 2 tận tình giải thích cho chúng tôi nghe một số nguyên lý hoạt động của các trạm bơm.

Ông Dũng chia sẻ: hiện tại, trên khắp cánh đồng thông minh hàng trăm ha của HTX và trên một số tuyến kinh, trạm bơm, hệ thống máng nước bê tông đang được lắp đặt rất nhiều cảm biến. Các cảm biến này đóng vai trò dự báo. Khi mực nước trong ruộng quá đầy hoặc quá khô thì cảm biến trên ruộng sẽ gửi thông tin đến máy chủ và thông qua thông tin dữ liệu đó, người dùng sẽ biết được ruộng lúa cần tưới hay tháo nước.

Các thao tác này đều được thực hiện trên điện thoại thông minh một cách nhanh gọn và chính xác. Nhờ có kết nối internet vạn vật nên mọi thông tin về đồng ruộng hầu như được cập nhật liên tục trên điện thoại thông minh.

Chỉ cần có internet, dù đi đâu, HTX vẫn có thể nắm được tình hình trên đồng ruộng. Chỉ cần thông qua điện thoại thông minh, nông dân có thể xử lý được rất nhiều công việc trên đồng ruộng mà trước đây các công đoạn này phải mất rất nhiều thời gian và công lao động mới có thể giải quyết được.

Ứng dụng IoT vào giám sát sâu bệnh hại lúa tại HTX Mỹ Đông 2. Ảnh: Lê Hoàng Vũ. 
Ứng dụng IoT vào giám sát sâu bệnh hại lúa tại HTX Mỹ Đông 2. Ảnh: Lê Hoàng Vũ. 

Ngoài việc ứng dụng IoT vào việc hỗ trợ bơm tưới tự động, hiện HTX Mỹ Đông 2 còn áp dụng thử nghiệm mô hình trạm giám sát sâu rầy thông minh. Với việc được lắp đặt một số thiết bị thông minh như cảm biến và hệ thống quan sát thông minh, trạm giám sát sâu rầy sẽ giúp người dùng có thể biết được mật độ sâu rầy trên đồng ruộng nhiều hay ít để có những giải pháp xử lý phù hợp.

Hệ thống này có thể dự báo tương đối chính xác khoảng cách trong vòng 5 km2. Trạm giám sát sâu rầy thông minh sẽ làm thay công việc thăm đồng thủ công của nông dân. Thông qua nguồn dữ liệu mà trạm giám sát sâu rầy thu thập được hằng ngày, sẽ được gửi về điện thoại thông minh của người dùng.

Ông Bùi Văn Sơn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) cho biết: HTX Mỹ Đông 2 với việc ứng dụng nhiều giải pháp đồng bộ như sử dụng cơ giới hóa, ứng dụng IoT, Drone trong sản xuất lúa, đầu tư hạ tầng đồng bộ giúp cho việc sản xuất nông nghiệp của HTX thuận lợi hơn trước đây rất nhiều.

Các giải pháp tiên tiến không những giúp nông dân, HTX tiết kiệm được nhiều chi phí sản xuất so với phương thức sản xuất truyền thống mà còn giúp chất lượng lúa của HTX được nâng lên.

Xem link!

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Kết nối sản phẩm OCOP với du lịch: Du khách có thêm nhiều trải nghiệm về văn hóa địa phương

DNTH: Việc phát triển, kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch tại Quảng Ninh sẽ tạo thêm kênh tiêu thụ, mở rộng thị trường và giúp các sản phẩm OCOP của tỉnh ngày càng vươn xa hơn.

Bắc Giang: Phát động Cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024-2026

DNTH: Nhằm xây dựng một miền quê đáng sống tạo động lực về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã phát động cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024 - 2026 và nhận...

Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh

DNTH: Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” đề cập nhiều vấn đề "nóng" với các ngành xuất khẩu nội địa trước những quy định bắt buộc của các quốc gia nhập khẩu về phát triển...

Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng

DNTH: Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Ngày càng có thêm nhiều làng quê đáng sống

DNTH: Hội Nông dân Việt Nam và Bộ TN&MT đã phối hợp thành lập các tổ nhóm, CLB nông dân tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương, Hội Nông dân cơ sở hoạt động rất hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường nông thôn sáng xanh sạch...

Xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp khó ở tiêu chí nước sạch

DNTH: Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ngãi phấn đấu đưa 33 xã về đích nông thôn mới nâng cao nhưng đến nay chỉ có 8 xã đạt chuẩn, 9 xã đăng ký về đích vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy nhiều địa phương đều gặp khó vì...

XEM THÊM TIN