Khoai lang rớt giá, Vĩnh Long “cầu cứu” Trung ương

15:14 | 30/10/2018

DNTH: Trước tình trạng khoai lang rớt giá, tỉnh Vĩnh Long đã có văn bản kiến nghị Bộ NNPTNT tìm cách cho mặt hàng nông sản này được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc…

Ngày 30.10, thông tin từ UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết, cơ quan này vừa có bản gửi Bộ NNPTNT đề nghị bổ sung mặt hàng nông sản khoai lang của tỉnh Vĩnh Long vào danh mục hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Trước đó, từ khoảng tháng 9 năm nay, giá khoai ở Vĩnh Long tiếp tục giảm mạnh (vào khoảng 230.000đ-280.000đ/tạ), thấp hơn giá thành sản xuất, làm cho người trồng khoai bị thua lỗ. Nguyên nhân chủ yếu của các đợt giảm giá mạnh là do phía thị trường Trung Quốc tạm ngưng nhập khẩu.

Vĩnh Long được xem là “thủ phủ khoai lang“ ở vùng ĐBSCL, với vùng sản xuất tập trung tại huyện Bình Tân và vùng phụ cận. Đến nay, diện tích khoai của Vĩnh Long dao động từ 10.000-14.500 ha; năng suất bình quân đạt 25- 30 tấn/ha; sản lượng đạt từ 300.000 - 400.000 tấn/năm; chủng loại giống được trồng chủ yếu là khoai lang tím nhật, chiếm trên 80% diện tích; thị trường tiêu thụ khoai lang của tỉnh chủ yếu là xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc.

Khoai lang rớt giá, Vĩnh Long “cầu cứu” Trung ương - Ảnh 1.

Không ít mùa vụ nông dân ở Vĩnh Long phải bỏ ruộng vì trồng khoai thua lỗ (ảnh: P.V)

Tình trạng buôn bán tiểu ngạch được các chuyên gia chỉ ra là thiếu ổn định, bấp bênh, dẫn đến điệp khúc “được mùa mất giá” diễn ra liên tục. Không ít mùa vụ nông dân ở Vĩnh Long phải bỏ ruộng vì trồng khoai thua lỗ, nhiều nông hộ rơi vào cảnh nợ nần chồng chất.

 

Văn bản của UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết: Để giúp cho mặt hàng nông sản khoai lang của tỉnh phát triển ổn định và bền vững, Chủ tịch UBND tỉnh kính đề nghị Bộ trưởng Bộ NNPTNT xem xét, báo cáo Chính phủ và có ý kiến với các Bộ, ngành liên quan đàm phán, thỏa thuận với phía Trung Quốc đưa sản phẩm khoai lang vào danh mục hàng hóa được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Qua đó, góp phần ổn định sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần thực hiện thành công mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh…

Theo Trần Lưu

Lao động

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng

DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha

DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.

XEM THÊM TIN