Khởi nghiệp tại làng, khởi nghiệp tại gia
21:28 | 05/02/2019
DNTH: Làng Hạ Thái, cách Hà Nội khoảng 20km, bây giờ đã là một mô hình khởi nghiệp, phát triển kinh tế gia đình, là nơi lưu giữ và phát triển nghề truyền thống vẽ tranh sơn mài cha truyền con nối rất lý thú.
Tôi gặp ở đây một gia đình mà năm cha con cùng vẽ tranh sơn mài, trong đó, có hai cha con cùng được phong tước hiệu nghệ nhân. Người cha là Vũ Huy Mến, người con Vũ Thị Lệ Hà. Ông Mến đã có nửa thế kỷ theo nghiệp sơn mài, sống được bằng nghề, tâm phúc với nghề. Câu chuyện của gia đình ông là một quá trình bền bỉ gieo neo, đi lên từ hai bàn tay trắng, đi lên cùng thời hội nhập với biết bao thăng trầm.
Ông Vũ Huy Mến từng theo học mỹ nghệ những năm 1966-1972 ở trường của huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (cũ). Người thầy của ông Mến là họa sỹ Chu Mạnh Chấn, đã dạy ông sự khổ luyện, kỹ càng cùng với bồi đắp nhiệt huyết, đam mê. Từng có thời gian cơm gạo không đủ ăn nhưng ông Mến vẫn bền bỉ theo nghề để giữ nghề truyền thống. Gốc rễ làng nghề sơn mài Đông Thái, được đặt tên từ năm 1870, sau này mới đổi sang tên mới, là làng Hạ Thái. Ông Mến giắt lưng bút và sơn đi học nghề, rồi mê mải vẽ tranh, thành nghiệp bắt đầu từ một người giúp việc cho hợp tác xã. Hồi tranh sơn mài chưa phát triển, gia đình ông vẫn kiên trì bươn chải, thất bại cũng không bỏ cuộc, với ý chí: “Một nghề thì sống…”. Đến nay, gia đình ông Mến đã trở thành một hình mẫu cả gia đình khởi nghiệp từ nghề truyền thống mang lại giá trị kinh tế, và như thế, chính là cách lưu giữ bền bỉ và có sức sống nhất làng nghề.
Ông Mến đã từng đi mua vóc, rồi học cắt từ vóc để làm tranh đủ kích cỡ, từng lặn lội trên Phú Thọ tìm mua sơn ta. Thứ sơn ta ban đầu chưa quen, mặt mũi chân tay dị ứng, sưng vù lên. Ông vẫn quyết không bỏ, vẫn sơn lọ hoa, làm hộp đựng mứt Tết, làm hộp đựng nữ trang, làm những chiếc bát, đĩa và abum sơn mài thật đẹp. Rồi ông vẽ tranh sơn mài. Tranh của ông vẽ về quê hương, đồng lúa, thiên nhiên, sau này có cả tranh lịch sử, phong cảnh Hà Nội, như Hồ Gươm, Văn Miếu, Hoàng Thành Thăng Long, rồi tranh vẽ bình phong. Nhiều bức tranh đã dần dần trở thành sản phẩm souvenir, được khách du lịch nước ngoài ưa chuộng.
Ông Vũ Huy Mến nhớ lại: Khi làm nghề, nhiều việc phải huy động các con mài tranh, pha màu, rồi từng bước tập sự, dạy con các công đoạn làm tranh sơn mài, chẳng dễ dàng gì... Các con của ông, đứa ngồi xem cha vẽ, đứa ngáp ngủ, vậy mà cả bốn đứa, Hạnh, Phúc, Hà, Dung cũng học dần thành nghề. Sau này, thấy tranh sơn mài của Lệ Hà là khá hơn cả, ông mới chú trọng hơn việc truyền nghề vẽ cho con gái cả. Ông dạy hết sức tỉ mỉ, từ cầm bút đến cách pha sơn và mài màu. Trong kỹ thuật sơn mài, phải đi qua đủ 12 nước sơn, 12 lần mài sau vẽ, mới xong một bức tranh. Nếu đi tắt một nước sơn ông biết ngay. Cứ thế, ông đã truyền lại cái tâm phúc trong làm nghề. Phải trung thực, cẩn trọng, tận tâm thì tranh mới đẹp và bền màu, mới lưu giữ được uy tín của thương hiệu làng nghề, mới phát huy và làm bền được nghề cha truyền con nối, mà đi ra thị trường trong nước, ngoài nước.
Hỏi Vũ Thị Lệ Hà, trở thành nghệ nhân, có nghề để khởi nghiệp tại gia, có vui không, thì Hà cười nhỏ nhẹ: “Em khởi nghiệp bắt đầu từ giúp việc cho cha, may có cha kèm dạy, mà nên”.
Lệ Dung vẽ tranh với màu sắc tươi roi rói. Tranh lưu niệm, tranh sinh nhật của Lệ Dung dễ đi vào sở thích của tuổi teen. Lệ Dung đã có cửa hàng giới thiệu tại nhà với nhiều những sản phẩm riêng biệt. Nhiều loại đĩa sơn, bình hoa, khi Dung vẽ xong, thì cậu út Huy Phúc căn thêm màu, làm khung tranh và hoàn thiện.
Hiện tại sơn Nhật khá rẻ, màu rất bóng và long lanh, nhưng người làm nghề lâu năm vẫn tinh tế chọn sơn ta. Sơn ta sâu và đằm thắm. Chỉ là cây đa, bến nước, con đò, khóm tre, ao làng, rơm rạ đi vào tranh phong cảnh. Sen, cúc, trúc, mai ở tranh tứ bình. Việt kiều về nước rất thích các sản phẩm này để lưu giữ ký ức nơi xứ tuyết, giữ lại trong mình nỗi nhớ quê.
Trong làng nghề Hạ Thái, có gia đình anh chị Thảo cũng rất có tiếng về vẽ. Anh Thanh, chồng của chị Thảo, ngoài vẽ thiên nhiên, còn mê vẽ chân dung trên sơn mài. Người Việt Nam ở nước ngoài có sở thích lưu giữ ảnh cha mẹ. Họ về Hạ Thái, đặt vẽ những chân dung ấy trên sơn mài để lưu giữ. Không chỉ ảnh chụp màu hoặc đen trắng đưa vào tranh sơn mài, mà cả tranh truyền thần trên chất liệu sơn mài, cũng cần sự tìm tòi, sáng tạo của người họa sỹ làm nghề.
Ngoài những gia đình vẽ tranh, sản xuất, làm ra các sản phẩm, thì ở Hạ Thái, còn có nhiều gia đình khác làm thương mại, như gia đình chị Thanh Bình, chỉ chuyên bán hàng và tiếp thị, giới thiệu sản phẩm nghệ thuật ra khỏi làng, mang đi khắp muôn phương.
Khởi nghiệp của gia đình, khởi nghiệp của làng nghề ở Hạ Thái đã bắt nhịp từ nhu cầu cập nhật của cuộc sống, của thị trường, cả trong lẫn ngoài nước.
Thời công nghệ 4.0, thời của @, bình thường thì cứ gửi email, chuyển khoản là mua được tranh. Ngày Tết, Việt kiều về quê, xuống Hạ Thái kết hợp thăm thú với mua tranh, đặt ảnh chân dung thờ cha mẹ để mang về bên kia trời Âu.
Thị trường với nhiều sở thích đa dạng cần được đáp ứng. Người Nhật, người các nước Trung Quốc, Ấn Độ, lại hay đặt những sản phẩm tiêu dùng, đĩa đựng hoa quả, tranh loại cỡ nhỏ đặt ở chiếu nghỉ cầu thang, tranh trang trí ở góc bếp. Tất cả những nhu cầu ấy, nghệ nhân làng Hạ Thái đều đáp ứng được ở mức tốt nhất, không ai là không hài lòng. Tranh sơn mài làng Hạ Thái đã đi vào đời sống, đa diện, được gắn với cả gốm, cả tre, làm nên gương mặt tranh sơn mài Việt Nam đi xa, vươn ra thị trường quốc tế.
Đến nay, làng Hạ Thái đã sung túc, giàu có lên từ nghề truyền thống. Có nhiều nghệ nhân, họa sỹ đang hành nghề trong các gia đình. Có nhiều họa sỹ trẻ đi học xa rồi lại trở về làng, làm nghề. Làng cũng đón nhiều họa sỹ trong nước và ngoài nước đến thăm thú và học hỏi kinh nghiệm từ đôi tay vàng của các nghệ nhân của làng. Những nhà sưu tập tranh cũng hay về làng tìm tranh sơn ta của các nghệ nhân để mua và lưu giữ trong bộ sưu tập của mình.
Người làng nghề sống được bằng nghề, thành danh, cho rằng: Họ đi lên, khởi nghiệp được bằng nghề vẽ truyền thống là do được truyền dạy tâm huyết từ lớp người đi trước. Đây đúng là một nề nếp giáo dục, nề nếp gia phong, không dễ gì có được. Nếu, như lời ngàn xưa ông cha chỉ dạy: “Có đức thả sức mà ăn”, thì các gia đình làng nghề ở nơi này đã làm được điều đó.
Một làng nghề êm đềm trong vẻ đẹp trầm ấm của nghệ thuật hội họa. Một làng, nhà nào cũng như một bảo tàng tranh. Và khách du lịch, người mua tranh, thường vui tươi, nhộn nhịp thăm thú, kiếm tìm vẻ đẹp cho riêng mình trong không gian êm đềm ấy.
Đây là làng nghề thu hút nhiều khách du lịch tìm đến nhất ở Hà Nội trong dịp Tết đến xuân về những năm gần đây.
Cùng chuyên mục
- Tags:
- nghệ nhân vẽ tranh sơn mài /
- nghệ nhân tranh sơn mài /
- làng nghề tranh sơn mài /
- tranh sơn mài /
- Làng Hạ Thái /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Tân Yên: Nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương
DNTH: Từ một vùng quê nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, huyện Tân Yên đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị...
Xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam thu về gần 1,1 tỷ USD
DNTH: Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.
Đức Cơ tổ chức Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số
DNTH: Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại thị trấn Chư Ty, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện...
Xuất khẩu sầu riêng lao dốc
DNTH: Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta giảm 68,4% so với tháng 9 và gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hoàng Anh Gia Lai: Tăng cường niềm tin thông qua trải nghiệm thực tế
DNTH: Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL; mã chứng khoán HAG) vừa công bố hoạt động dành cho cổ đông với mục tiêu củng cố niềm tin và tăng cường sự gắn kết.
Tân Yên quyết tâm là huyện đầu tiên về đích nông thôn mới nâng cao của tỉnh
DNTH: Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, cả hệ thống chính trị cùng Nhân dân huyện Tân Yên đã và đang không ngừng nỗ lực, phấn đấu để được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...