Khu đô thị Thanh Hà bừng sáng khi gia nhập Tập đoàn Mường Thanh
08:24 | 12/05/2018
DNTH: Khu đô thị Thanh Hà là dự án khu đô thị lớn nhất Việt Nam đã từng bị bỏ hoang trong suốt một thời gian dài. Năm 2016, dự án này đã được “đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản hồi sinh trở lại. Biến mảnh đất hoang hóa thành khu đô thị văn minh, đáp ứng đầy đủ tiện ích sinh hoạt cộng đồng.
Nhiều năm nay, Tập đoàn Mường Thanh được biết đến là doanh nghiệp tiên phong, dẫn đầu về sản phẩm giá ở rẻ tầm trung, phục vụ đa số cho tầng lớp công nông dân - nhân sỹ - trí thức có nơi an cư.
“Đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản - con người nói ít làm nhiều, “dù ai nói ngả nói nghiêng lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” đã làm nên điều thần kỳ đó. Đúng như lời Giáo sư sử học Lê Văn Lan nhận xét “ Đây quả thật là một vị dân tướng trong thời bình có thể sánh ngang với các bậc tiền nhân”.
Thanh Hà – Mường Thanh là mảnh đất có hậu
Theo Giáo sư sử học Lê Văn Lan, KĐT Thanh Hà là nơi có nhiều “linh điểm” được nhân dân trong vùng tôn thờ, những dấu tích lịch sử có từ thời Đinh Tiền Lê – Vua Lê Hoàn vẫn còn được người dân lưu giữ. Đặc biệt, câu chuyện của vị “dân Tướng” Trần Thông trong phong trào Lam Sơn khởi nghĩa - Lê Lợi dấy binh dẹp loạn đánh đuổi giặc Minh, làm yên bờ cõi nơi đây cho dân lành an lạc.
Theo kết luận của Nhà sử học Lê Văn Lan: “Mảnh đất Thanh Hà – Mường Thanh là mảnh đất địa linh nhân kiệt”. Trong những thời điểm khó khăn nhất của vùng đều xuất hiện các bậc kỳ tài cứu dỗi mảnh đất này. Lịch sử cho thấy khi giặc Minh giày xéo thì nơi đây đã xuất hiện vị “dân Tướng” Trần Thông dưới thời Lam Sơn khởi nghĩa cùng Lê Lợi đánh giặc giữ nước, tạo hòa bình cho dân chúng yên ổn làm ăn.
Trong thời kỳ đất nước hội nhập và phát triển, giữa bầu trời xanh nơi đây lại xuất hiện một vị “dân tướng” trong thời bình “Đại gia điếu cày” – Lê Thanh Thản đến để hồi sinh mảnh đất này.
Sau nhiều năm hoang hóa một khu đô thị lớn nhất Việt Nam nằm trong lòng Thủ đô Hà Nội đã được hình thành trên nền đất tưởng như đã “chết”. Thực chất dự án KĐT Thanh Hà là dự án BT đổi đất lấy hạ tầng giữa UBND Tỉnh Hà Tây (cũ) và Tổng công ty Cienco5, do không đủ tiềm lực tài chính nên Cienco5 đã để dự án hoang hóa suốt từ năm 2008 đến nay.
Điều “thần kỳ” đã xảy ra khi dự án Thanh Hà đã gia nhập Tập đoàn Mường Thanh. Sau hơn một năm triển khai trở lại, dự án đã tái thiết được hệ thống cơ sở hạ tầng – tiện ích công cộng. Khu đô thị Thanh Hà nay đã “thay da đổi thịt” hoàn toàn, có hơn 5.000 ngàn hộ dân đã về đây an cư lạc nghiệp, đường xá, chợ búa lại bắt đầu nhộn nhịp, tiếng trẻ thơ ríu rít đến trường.
Xóa đi nỗi lo nhà ở cho người dân nghèo an lạc – dẫn đầu xu hướng thị trường nhà đất
Theo các chuyên gia, Việt Nam hiện đang sở hữu tài nguyên dân số “vàng” với độ tuổi từ 25-45 chiếm tỉ lệ hơn 32%. Tại các đô thị lớn, nhóm dân số trẻ này trở thành nguồn khách có nhu cầu ở thực cao nhất của các dự án bất động sản. Việc thúc đẩy xây dựng nhà ở cho người có nhu cầu thực cũng luôn được các bộ ngành quan tâm sát sao.
Bộ trưởng Bộ xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết: “Có những sản phẩm theo tính toán của chúng tôi là đã đủ dùng đến năm 2020. Do đó, chúng tôi đã làm việc với Ngân hàng Nhà nước để hạn chế tín dụng đối với phân khúc BĐS cao cấp, trong đó có những chính sách đẩy mạnh hơn căn hộ giá rẻ và tầm trung”.
Thực tế, xây dựng nhà ở cho khách hàng trẻ rất khó, làm sao để vừa cân đối giữa khả năng tài chính có hạn và mong muốn có được căn nhà mơ ước cho nhóm cư dân trẻ là bài toán không hề dễ đối với chủ đầu tư. Bởi đặc trưng tích lũy tài chính ban đầu thấp nên họ cần nhà ở có giá phù hợp, chính sách thanh toán tốt. Trong khi đó, người trẻ lại là những người ưa chuộng lối sống văn minh, yêu cầu chất lượng cuộc sống rất cao nên dự án phải có nhiều tiện ích phù hợp. Vì đây là những “thượng đế” thời hiện đại, họ không những cần một ngôi nhà để ở mà còn cần một nơi để tận hưởng chất lượng cuộc sống.
Mơ ước sở hữu căn hộ chất lượng tốt, gia nhập cộng đồng văn minh sẽ khó thành hiện thực với những người chưa đủ thời gian tích lũy tài chính. Tuy nhiên, với khu đô thị Thanh Hà, chủ đầu tư là Tập đoàn Mường Thanh có thế mạnh trong phân khúc giá rẻ & tầm trung đã cùng các đối tác đã nỗ lực tối đa để đưa ra mức giá hợp lý và giải pháp tài chính tối ưu đến với khách hàng.
Các dự án của Tập đoàn Mường Thanh luôn chú trọng đầu tư vào những căn hộ chất lượng, tích hợp đầy đủ tiện ích, vị trí thuận tiện kết nối, có mức giá tầm trung để nhằm đáp ứng“nhu cầu ở thực”. Vì thế, cũng không phải ngẫu nhiên mà KĐT Thanh Hà – Mường Thanh có sức hút rất lớn đối với người mua nhà ở thực và những nhà đầu tư bất động sản.
(VnMedia)
Huy Nam
Long An: Thanh tra chỉ ra loạt sai phạm tại dự án KCN Đức Hòa III - Hồng Đạt
UBND tỉnh Long An mới đây đã ban hành kết luận thanh tra về thanh tra toàn diện việc chấp hành pháp luật trong việc chuyển khu đất công nghiệp thành khu dân cư tại dự án khu công nghiệp Đức Hòa III - Hồng Đạt (huyện Đức Hòa) do Công ty...
Dự án lấp sông Đồng Nai: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
DNTH: Đầu tháng 9/2020, PV Doanh nghiệp và Thương hiệu trở lại dự án lấp sông Đồng Nai từng gây sự chú ý lớn đối với giới nhà đầu tư, làm tốn không ít giấy mực của giới báo chí, các nhà khoa học.
Quảng Ninh đề nghị FLC dừng bán nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án hơn 2.700 tỷ
Sở Xây dựng Quảng Ninh đề nghị Tập đoàn FLC dừng ngay việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đối với 4 tòa chung cư thuộc dự án khu đô thị tại phường Hà Khánh (giai đoạn 1).
Loạt dự án của Đất Xanh, Nam Long, Satra... vào danh sách kiểm tra của Sở Xây dựng TP. HCM
Sở Xây dựng TP. HCM vừa có văn bản số 9896/KH-SXD-QLCLXD về việc kiểm tra định kỳ chất lượng, công tác quản lý chất lượng, an toàn thi công xây dựng tại các công trình trên địa bàn thành phố năm 2020.
Điểm mặt hàng loạt dự án ‘đắp chiếu’ đã hết thời gian gia hạn tại đô thị biển Cửa Lò
Dù đã được chính quyền địa phương tạo điều kiện hoàn thành dự án bằng cách cho phép gia hạn hoặc giãn tiến độ, tuy nhiên, hàng loạt dự án tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An) sau khi được gia hạn vẫn ‘án binh bất động’.
Làm farmstay phải chờ 5-10 năm mới có lãi
Chuyên gia cho rằng rất khó thành công với mô hình đầu tư nông trại nghỉ dưỡng. Ngay cả khi chọn đúng vùng sẽ đô thị hóa thì phải chờ 5-10 năm mới mong có lãi.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết việc làm mới cho 169.000 lao động
-
Lo thua lỗ, nhà vườn giảm số lượng hoa Tết
-
Tăng mức phạt vi phạm, giao thông Hà Nội có nhiều chuyển biến
-
Hơn 13.500 trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý ngày đầu năm mới
-
Nỗ lực vì TP. Pleiku “văn minh-xanh, sạch, đẹp”
-
Những tuyến phố đắt nhất Hà Nội theo bảng giá mới năm 2025
Sống khỏe
-
Herbalife khảo sát 'New Year, New Me' về nâng cao thể chất của người Việt Nam năm 2025
-
Người dân có thể mua thuốc trực tuyến trên ứng dụng VNeID
-
Đảng bộ Bệnh viện đa khoa Vân Đình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024
-
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp: Nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
-
Đã có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết tại Thu Cúc TCI
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...