Kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ đặc sản “tôm rừng” Tây Nguyên

10:44 | 07/04/2020

DNTH: Sâu và nhộng muồng có vị ngậy, bùi, thơm và giàu dinh dưỡng, được ví như “tôm rừng” của Tây Nguyên.

Kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ đặc sản “tôm rừng” Tây Nguyên - Ảnh 1.

Cao điểm mùa khô (thường từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 5 hàng năm), bà con người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên thường ra vườn, lên rẫy, vào rừng, lật từng chùm lá để bắt sâu, hái kén nhộng sâu muồng.

Kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ đặc sản “tôm rừng” Tây Nguyên - Ảnh 2.

Các món ăn chế biến từ sâu và nhộng muồng có vị ngậy, bùi, thơm và giàu dinh dưỡng - được ví như “tôm rừng” của Tây Nguyên.

Kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ đặc sản “tôm rừng” Tây Nguyên - Ảnh 3.

Sâu trên cây muồng là sâu bướm phấn vàng. Sâu chỉ ăn lá muồng và không gây hại cho các loại cây trồng khác. Muồng đen là cây gỗ quý thuộc nhóm I, được trồng phổ biến nhằm chắn gió, che nắng cho vườn cà phê; đồng thời làm trụ cho cây hồ tiêu.

Kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ đặc sản “tôm rừng” Tây Nguyên - Ảnh 4.

Anh Y Nhật Niê, xã Ea H'đing, huyện Cư M'gar cho biết: Kết thúc những đợt tưới cà phê, cây cối đâm chồi nảy lộc, sâu muồng phát triển mạnh. Khi sâu trưởng thành, chúng rời bỏ ngọn cây, xuống tán lá kéo kén. Cả sâu và nhộng đều có thể chế biến món ăn, nhưng ngon nhất vẫn là nhộng sâu (chế biến cả bao kén).

Kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ đặc sản “tôm rừng” Tây Nguyên - Ảnh 5.

Mỗi ngày một người có thể bắt được 4-5kg kén nhộng muồng. Hiện kén nhộng muồng được bán với giá 170.000-200.000 đồng/kg.

Kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ đặc sản “tôm rừng” Tây Nguyên - Ảnh 6.

Theo chị H'Thoa Mlô ở xã Ea H'đing huyện Cư M'gar, Đăk Lăk, có nhiều cách để chế biến món sâu và nhộng muồng. Phổ biến nhất là trộn với sả ớt rồi xào hoặc hấp gừng. Việc chế biến khá đơn giản, chỉ cần rửa sạch để ráo nước rồi ướp gia vị, sả, ớt và dùng dầu ăn xào chín tới; hoặc cho vào nồi hấp cách thủy. Nhộng xào sả ớt, hấp gừng... có thể làm thức ăn chơi, ăn với cơm hay làm đồ nhậu.

Kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ đặc sản “tôm rừng” Tây Nguyên - Ảnh 7.

Sâu màu đen, kén nhộng màu xanh. Sau khi chế biến món ăn màu vàng ruộm bắt mắt. Các món ăn chế biến từ sâu và nhộng muồng có vị ngậy, bùi, thơm và giàu dinh dưỡng - được ví như "tôm rừng" của Tây Nguyên.

Kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ đặc sản “tôm rừng” Tây Nguyên - Ảnh 8.

Sâu và nhộng muồng là món ăn quen thuộc của người Ê đê. Tuy vậy với những người chưa biết, mới nghe đã thấy ghê sợ, nhưng khi được thưởng thức thì rất thích thú. Món nhộng sâu muồng đang dần trở thành đặc sản của vùng đất Tây Nguyên./.

Theo VOV

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi

DNTH: Kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, cả nước đã xảy...

Mùa cá ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long

DNTH: Theo quy luật tự nhiên, hàng năm, cứ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về Đồng bằng sông Cửu Long mang theo biết bao tôm cá, tràn vào đồng ruộng để sinh sôi, nảy nở,… Đến tháng 9, nước bắt đầu rút, cũng...

Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

DNTH: Nhờ có chợ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản, hàng hóa thiết yếu, từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa và gia tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Gia Lai.

XEM THÊM TIN