KIẾM TIỀN TỶ NHỜ NUÔI TÔM CÔNG NGHỆ CAO
15:48 | 04/10/2018
DNTH: Bơm nước biển về nuôi tôm trong trong bể xi măng theo hướng công nghệ cao (CNC). Cách làm giàu này của ông Hoàng Xuân Tin ở thôn Mai Giang 1 (xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang mở ra hướng đi đầy tiềm năng cho nghề nuôi tôm.
Nhiều năm trước, hầu như các xã ven biển Quỳnh Lưu đều nuôi tôm theo quy mô nhỏ trên ao đất. Gia đình ông Tin cũng là hộ như vậy, nên rủi ro trong chăn nuôi rất lớn: Tôm dễ gặp dịch bệnh do môi trường mang lại. Rất nhiều hộ đã sạt nghiệp, bỏ tôm phiêu bạt vì thua lỗ lớn.
Ông Hoàng Xuân Tin cho tôm ăn
Thăng trầm với tôm
Theo ông Tin: "Mình sinh ra ở miền biển, không bám biển mưu sinh thì sống bằng nghề gì". Vậy là, sau nhiều năm bươn chải, đến năm 1990, ông đã quyết định về quê nhận đất để nuôi tôm.
Vùng đất ông Tin đang sử dụng trước đây là của Nông trường Trịnh Môn cũ. Đó là vùng đất để hoang nhiều năm, thấp trũng rất khó sản xuất nên quyết định của ông Tin khiến vợ con lo lắng.
Ngoài kiến thức về nghề nuôi tôm tự học, ông Tin chẳng có gì. "Tôi chỉ biết lấy sự quyết tâm của bản thân để thuyết phục mọi người. Dù là rất quyết tâm, nhưng nói thật là trong lòng vẫn thấy lo", ông Tin kể.
Sau một thời gian cải tạo, những ao nuôi tôm đầu tiên của ông Tin cũng đã hình thành. Do ít vốn, ông Tin chỉ đào ao nhỏ với tổng diện tích khoảng 1 mẫu, vừa nuôi vừa thăm dò và học hỏi thêm. Những ngày đầu, tôm nhà ông Tin phát triển khá tốt; nhưng khi được gần 2 tháng tuổi thì tôm đổ bệnh.
Thời điểm tôm mới phát bệnh, dù đã cố công chăm sóc phòng bệnh cẩn thận nhưng ông Tin không ngờ dịch đốm trắng vẫn có thể lây lan từ các ao khác sang ao nhà mình. Và một kịch bản không ngoài dự đoán: Chỉ trong mấy ngày, toàn bộ các ao nuôi đều nhiễm bệnh chết hàng loạt khiến cơ nghiệp ông Tin lung lay.
"Sau mấy đêm, tôm nổi trắng cả mặt hồ. Tôi cứ ngồi thất thần hàng giờ trên ao tôm mà không hiểu vì sao. Hay là bỏ nghề, nếu tiếp tục nuôi thì vốn liếng lấy đâu ra", ông Tin nhớ lại.
Buồn và thất vọng nhưng rồi ông Tin lại tự mình gượng dậy. Từ thất bại này, ông Tin nhận ra rằng nguồn nước đóng vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi, nhất là với những sinh vật sống phụ thuộc hoàn toàn vào nước như con tôm.
Sau nhiều đêm trăn trở, ông Tin đã có quyết định táo bạo là không tiếp tục sử dụng nước lấy từ sông Mai Giang đã ô nhiễm, mà đầu tư lắp đặt đường ống dẫn nước biển về trực tiếp ao nuôi tôm của mình.
Sau 20 ngày thuê mượn người đào múc và lắp đặt, hệ thống đường ống dài hơn 4.000 m với tổng kinh phí 1,7 tỷ đồng đi vào vận hành.
Sau khi bơm nước từ ngoài biển vào trong ao, ông tiếp tục lấy nguồn nước ngọt từ hệ thống kênh Đô Lương pha với tỷ lệ nước biển 60%, nước ngọt 40%. Sau đó dùng clorine xử lý nguồn nước rồi mới bơm nước vào từng ao để thả tôm giống.
Nhờ nguồn nước mặn dẫn từ biển về, công việc nuôi tôm của ông Tin trở nên thuận lợi, những năm sau, các ao tôm của ông Tin phát triển khá tốt. Có năm, ông thu lợi từ mấy ao nuôi gần 1 tỷ đồng.
Mở lối cho nghề nuôi CNC
Sau những thất bại lớn, ông Tin như ngộ thêm nhiều điều mà kinh nghiệm nuôi tôm của ông chưa biết đến. Từ các ao đầm sẵn có, ông Tin đã chuyển sang nuôi tôm theo hướng ứng dụng CNC.
Từ năm 2013, toàn bộ trang trại của ông đều thực hiện theo quy trình chăn nuôi VietGAP. Năm 2016, ông tiến thêm một bước: Đầu tư xây dựng nhà lưới CNC để nuôi tôm trái vụ.
Theo ông tính toán khi nuôi tôm theo hình thức này chi phí đầu tư khoảng trên 50.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá bán nghịch vụ so với thông thường có thể cao hơn 70 - 100.000 đồng/ kg. Tính ra lợi nhuận còn cao hơn nuôi tôm thông thường.
Không chỉ dừng lại ở nuôi tôm trong nhà lưới, đầu năm 2018, ông Tin còn mạnh dạn đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây dựng hệ thống bể xi măng nuôi tôm CNC. Tại mỗi bể, ông thiết kế rộng 25 - 50 m2, cao hơn 1m. Trên các bể nuôi, ông còn đầu tư khung dàn mái che hình chóp nón. Trong mỗi bể nuôi tôm được lắp đặt máy sục khí, hệ thống dẫn và cấp thoát nước ra ngoài riêng biệt.
Áp dụng mô hình nuôi tôm trong bể, ông Tin thả tôm với mật độ khá dày, khoảng 400 con/m2 (gấp 3 lần so với mật độ thả tôm ở ao nuôi). Sau 3 tháng nuôi, mỗi bể cho thu hoạch 120 - 150 kg tôm. Trừ chi phí, ông Tin còn thu lãi 31 triệu đồng/bể.
Hiện với tổng diện tích 12 ha, ông Tin chia làm 18 bể nuôi tôm CNC và 8 ao nuôi ngoài. Nhờ nuôi tôm đã cho ông thu lãi hàng tỷ đồng mỗi năm.
Thanh Hải
Theo tepbac.com, 30/09/2018
Tái cơ cấu nông nghiệp: Chìa khóa xây dựng nông thôn mới ở Long An
DNTH: Long An coi tái cơ cấu nông nghiệp là chìa khóa để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Tỉnh cũng đã chủ động ban hành các đề án phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm nông nghiệp, đồng thời lồng ghép hiệu quả nguồn vốn...
Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên
DNTH: Theo TS. Trần Quý (Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam) chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên.
Phát huy vai trò hợp tác xã trong đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
DNTH: Phát triển hợp tác xã (HTX) là nền tảng cốt lõi để thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Gia tăng số lượng thành viên HTX sẽ giúp mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời tạo điều kiện...
Đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
DNTH: Sáng 12/11 tại Hà Nội, Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm giải...
Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản
DNTH: Ứng dụng công nghệ vào chế biến và bảo quản nông sản – thực phẩm đóng vai trò then chốt, mở ra cánh cửa cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.
Thị trường Halal: Cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam
DNTH: Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE) năm 2022, dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đây sẽ cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu như...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...