Kinh tế Hà Nội năm 2021: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2021 đạt 1,5 tỷ USD, đứng thứ 5 cả nước
16:23 | 28/12/2021
DNTH: Chiều 28/12, Cục Thống kê thành phố Hà Nội tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội thành phố năm 2021 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến đến điểm cầu các sở, ban, ngành và cơ quan báo chí.

Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý IV/2021 ước tính tăng 6,69% so với cùng kỳ năm trước, đồng thời cao hơn mức tăng của các quý trước, điều này thể hiện rõ xu hướng phục hồi tăng trưởng. Tính chung cả năm 2021, GRDP của thành phố ước tăng 2,92%, thấp hơn kế hoạch năm 2021 (7,5%) và thấp hơn mức tăng trưởng năm 2020 (4,18%), chủ yếu do ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid - 19, nhất là trong quý III khi hầu hết các ngành, lĩnh vực bị suy giảm mạnh.

Tuy nhiên, theo Cục trưởng Cục Thống kê thành phố Hà Nội Đậu Ngọc Hùng, trong bối cảnh dịch Covid - 19 vẫn diễn biến phức tạp, nhiều thành phố lớn tăng trưởng âm hoặc thấp thì kết quả trên với xu hướng phục hồi tích cực trong quý IV là rất quan trọng, thể hiện tính chủ động, kịp thời, hiệu quả của thành phố trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng, chống dịch bệnh, sự quyết tâm, đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid - 19”, đẩy mạnh phục hồi, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.

“Điều này thể hiện rõ thông qua mức tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2021 ước tính tăng 3,46% so với năm 2020, đóng góp 0,07 điểm % vào mức tăng GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng ước tính năm 2021 tăng 3,85% so với năm 2020, đóng góp 0,87 điểm % vào mức tăng GRDP; khu vực dịch vụ năm 2021 ước tính tăng 2,71% so với năm 2020, đóng góp 1,72 điểm % vào mức tăng GRDP” - ông Đậu Ngọc Hùng nhấn mạnh.
Đặc biệt, về sản xuất công nghiệp trong quý IV có sự phục hồi tích cực, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước (quý III giảm 4,4%). Tính chung cả năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,8% so với năm 2020, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,7%, tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong tăng trưởng chung của ngành công nghiệp.
Về vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố năm 2021 giảm 0,8% so với năm 2020, mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây do ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid - 19 trong quý III và giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp. Tuy nhiên, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2021 của Thành phố đạt 1,5 tỷ USD, đứng thứ 5 trong cả nước.
Những tháng cuối năm 2021, Hà Nội cùng cả nước thực hiện mục tiêu “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid - 19”, nhiều hoạt động thương mại, dịch vụ, nhà hàng dần mở cửa trở lại sau thời gian dài hạn chế và tạm ngừng hoạt động để phòng, chống dịch. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý IV tăng 81,1% so với quý III và tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Ngoài ra, Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2021 của thành phố tăng 1,77% so với bình quân cùng kỳ năm 2020. Một số nhóm hàng có chỉ số CPI bình quân tăng cao: nhóm giao thông tăng 9,88%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 3,66%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,74%.

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá
DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp
DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại
DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD
DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024
DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD
DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.
Đô thị cuộc sống
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...