Kon Tum gần 150 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP
21:18 | 23/08/2022
DNTH: Sau 3 năm triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến nay tỉnh Kon Tum đã có 148 sản phẩm được công nhận từ 3 sao trở lên của 77 chủ thể là các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn.

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, thuận lợi để phát triển đa dạng sản phẩm các loài cây dược liệu mà tiêu biểu là sâm Ngọc Linh và đảng sâm, vùng chuyên canh cà phê....
Do đó, khi triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đây là cơ hội để địa phương này tập trung phát triển một số sản phẩm thế mạnh của tỉnh, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân.
Chính quyền tỉnh Kon Tum xác định đây là chương trình quan trọng phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thúc đẩy kinh tế nông thôn, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh này đã có 148 sản phẩm được công nhận từ 3 sao trở lên của 77 chủ thể là các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có sản phẩm được công nhận.
Đồng thời, tiếp tục xây dựng, phát triển thêm nhiều sản phẩm mới gắn liền với những đặc trưng riêng của từng địa phương, phấn đấu đến năm 2025 phát triển 350 sản phẩm OCOP của khoảng 200 chủ thể tham gia.

Để triển khai chương trình OCOP hiệu quả, thực chất, không chạy theo số lượng, trong thời gian tới, địa phương này xác định đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các điểm bán sản phẩm OCOP, vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Đồng thời nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm, tăng cường xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường, chú trọng xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

Tỉnh Kon Tum tập trung phát triển sản phẩm OCOP theo hướng liên kết theo chuỗi giá trị, hợp tác liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ nông sản để gia tăng giá trị và lợi nhuận.

Phát triển xanh giúp ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thế giới
DNTH: Phát triển xanh là điều kiện tiên quyết để ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thị trường thế giới, bằng việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, kiểm soát tốt dịch bệnh.

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ
DNTH: Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

3 "cái được" cho Việt Nam từ AGRITECHNICA ASIA 2025
Hội chợ Máy móc Nông nghiệp AGRITECHNICA ASIA 2025 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa khép lại. Có thể nói đây là một cơ hội để ngành Nông nghiệp Việt Nam có được cái nhìn rõ hơn về chuyển đổi phương thức sản xuất sang hướng...

Chủ động ứng phó, bảo vệ nông nghiệp trước tình hình hạn mặn phức tạp
DNTH: Những ngày gần đây, tình hình xâm nhập mặn trên sông Hậu tại Sóc Trăng đang diễn biến phức tạp, với độ mặn xâm nhập sâu từ 35 - 50 km, báo hiệu cao điểm mùa khô 2025 đang ở giai đoạn gay gắt nhất.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng, khí nhà kính giảm
DNTH: Các mô hình thí điểm canh tác lúa giảm phát thải đang được thực hiện ở ĐBSCL cho thấy triển vọng về tăng hiệu quả kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính.

Kon Tum chào đón nhà đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao
DNTH: Kon Tum đang thể hiện sự quyết tâm khi đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp, HTX và người dân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao gắn với chế biến sâu.
Đô thị cuộc sống
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...