Lâm Đồng lập 200 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản

15:12 | 26/07/2019

DNTH: Các chuỗi liên kết này có sự tham gia của 32.000 hộ, khoảng 150 doanh nghiệp và 50 hợp tác xã; lượng nông sản tiêu thụ qua chuỗi đạt 30% sản lượng nông sản chủ lực toàn tỉnh.

nong-san.jpg

Nông sản an toàn được đưa vào tiêu thụ tại hệ thống các siêu thị. (Ảnh minh họa. Phương Anh/TTXVN)

Tỉnh Lâm Đồng bắt đầu triển khai Đề án liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản giai đoạn 2019- 2023, nhằm xây dựng 200 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản với tổng kinh phí thực hiện đề án lên tới trên 270 tỷ đồng.

Tỉnh Lâm Đồng sẽ hình thành mới 89 chuỗi liên kết, nâng cấp chín chuỗi. Trong 200 chuỗi liên kết đó có 120 chuỗi cấp tỉnh, 80 chuỗi cấp huyện, xã; đảm bảo mỗi xã đều có tối thiểu một mô hình liên kết cho sản phẩm chủ lực; tổng diện tích tham gia chuỗi liên kết là 50.000ha, chiếm 18% diện tích đất canh tác toàn tỉnh.

Các chuỗi liên kết này có sự tham gia của 32.000 hộ, khoảng 150 doanh nghiệp và 50 hợp tác xã; lượng nông sản tiêu thụ qua chuỗi đạt 30% sản lượng nông sản chủ lực toàn tỉnh.

Tỉnh đã đặt ra mục tiêu đến năm 2023, toàn bộ 100% sản phẩm của chuỗi được kiểm soát nguồn gốc, chất lượng và được sơ chế, chế biến. Đối với rau các loại, có tối thiểu 80% được sơ chế, 20% được chế biến bằng công nghệ hiện đại; ban hành 30 bộ tiêu chuẩn về chất lượng, mẫu mã, quy cách các sản phẩm chủ lực; tăng tỷ lệ nông sản tiêu thụ qua hợp đồng lên 50% sản lượng nông sản toàn tỉnh, góp phần nâng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 220 triệu đồng/ha.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng Phạm S, để thực hiện mục tiêu này, tỉnh sẽ tập trung thực hiện các nội dung tập huấn nâng cao năng lực về chuỗi liên kết; xây dựng và nâng cấp các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản; xúc tiến thương mại và thiết lập kênh thông tin thị trường; xây dựng tiêu chí sản phẩm và phát triển thương hiệu nông sản Lâm Đồng; truy xuất nguồn gốc và kiểm soát chất lượng.

Tổng kinh phí để thực hiện dự án này là 270.175 triệu đồng; trong đó, vốn ngân sách nhà nước chiếm tỷ lệ hơn 51%, còn lại là vốn đối ứng của nhân dân, tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp.

Cho đến hết năm 2018, toàn tỉnh Lâm Đồng có 125 chuỗi giá trị với sự tham gia liên kết của 75 doanh nghiệp, 40 hợp tác xã, 42 tổ hợp tác và cơ sở nhỏ lẻ và trên 13.000 hộ nông dân tham gia. Trong số đó, có 68 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ đã được các tổ chức trong nước và quốc tế chứng nhận về chất lượng sản phẩm trong tất cả các khâu từ sản xuất, sơ chế, chế biến, đóng gói tiêu thụ sản phẩm.

Hiện tại, có 65 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ hơn 8% sản lượng rau toàn tỉnh; bảy chuỗi liên kết tiêu thụ gần 2% sản lượng hoa; 10 chuỗi liên kết tiêu thụ trên 10% sản lượng càphê… Đặc biệt, có ba chuỗi liên kết tiêu thụ hết 97% tổng sản lượng sữa bò trên địa bàn toàn tỉnh./.

 Theo TTXVN/VN+

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tân Yên: Nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương

DNTH: Từ một vùng quê nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, huyện Tân Yên đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị...

Xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam thu về gần 1,1 tỷ USD

DNTH: Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.

Đức Cơ tổ chức Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số

DNTH: Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại thị trấn Chư Ty, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện...

Xuất khẩu sầu riêng lao dốc

DNTH: Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta giảm 68,4% so với tháng 9 và gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hoàng Anh Gia Lai: Tăng cường niềm tin thông qua trải nghiệm thực tế

DNTH: Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL; mã chứng khoán HAG) vừa công bố hoạt động dành cho cổ đông với mục tiêu củng cố niềm tin và tăng cường sự gắn kết.

Tân Yên quyết tâm là huyện đầu tiên về đích nông thôn mới nâng cao của tỉnh

DNTH: Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, cả hệ thống chính trị cùng Nhân dân huyện Tân Yên đã và đang không ngừng nỗ lực, phấn đấu để được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh...

XEM THÊM TIN