Lâm Đồng: Người dân lo lắng vì hàng ngàn hecta sầu riêng bị nhiễm bệnh

14:19 | 20/10/2023

DNTH: Gần 2.500 hecta diện tích cây trồng sầu riêng trên địa bàn huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng đang bị nhiễm bệnh xì mủ, vàng lá, thối rễ khiến người dân không khỏi lo lắng và tìm mọi cách cứu chữa.

Theo ngành nông nghiệp huyện Đạ Huoai, hiện nay bệnh xì mủ, vàng lá, thối rễ cây sầu riêng phát triển, gây hại mạnh, tỉ lệ cây bị nhiễm bệnh trung bình là 8,7%, cao nhất 50% (cục bộ một số vườn tỷ lệ cây bị chết 2 - 3%). Tổng diện tích sầu riêng bị nhiễm bệnh xì mủ, vàng lá, thối rễ là gần 2.500 ha, chiếm 41,98% diện tích sầu riêng của huyện.

Cơ quan chuyên môn huyện Đạ Huoai xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh trên là do năm 2023, thời tiết diễn biến phức tạp, lượng mưa lớn, kéo dài trong nhiều ngày làm cho đất bí chặt, bộ rễ cây bị suy yếu tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh tấn công dẫn đến bệnh xì mủ, vàng lá, thối rễ phát triển, gây hại mạnh.

z4233424933770-35d6345cb0822d7fff4b031f2657f7aa2023062315292720231019204551
Cơ quan chức năng huyện Đạ Huoai khuyến cáo người dân thường xuyên thăm vườn, áp dụng tổng hợp các biện pháp phòng bệnh cho cây sầu riêng.

Mặt khác, nhiều hộ nông dân lạm dụng phân bón hóa học, sử dụng chất kích thích tăng trưởng quá mức làm giảm sức đề kháng của cây; nhiều hộ phòng trừ bệnh chưa đúng kỹ thuật,…

Trước tình hình trên, UBND huyện Đạ Huoai chỉ đạo các cơ quan đơn vị, địa phương tăng cường tuyên truyền vận động các hộ trồng sầu riêng tích cực áp dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ bệnh xì mủ, vàng lá, thối rễ cây sầu riêng theo tài liệu kỹ thuật Trung tâm Nông nghiệp đã hướng dẫn; tài liệu kỹ thuật cấp phát cho các hộ dân trồng sầu riêng nắm bắt, phòng trừ đúng kỹ thuật.

Hiện huyện Đạ Huoai có diện tích trồng sầu riêng lớn nhất tỉnh Lâm Đồng với khoảng 4.500ha sầu riêng, trong đó có khoảng 800 ha được sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và nhiều mô hình trong số này sản xuất theo hướng hữu cơ.

Theo Thương hiệu Sản phẩm

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng

DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha

DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.

XEM THÊM TIN