Lâm Đồng: Phê duyệt kinh phí hơn 17,2 tỷ đồng để cơ cấu lại ngành nông nghiệp

23:18 | 09/05/2024

DNTH: UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có quyết định phê duyệt nội dung và kinh phí thực hiện kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp hướng đến toàn diện, bền vững, hiện đại năm 2024; kinh phí để thực hiện mục tiêu trên là 17.228 triệu đồng.

Ngày 9/5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Ngọc Phúc đã ký quyết định phê duyệt nội dung và kinh phí thực hiện kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng hướng đến toàn diện, bền vững, hiện đại năm 2024.

Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng tập trung thực hiện, cơ cấu lại sản xuất, phát triển và nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, đẩy mạnh cơ giới hóa; phát triển sản xuất bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi; thực hiện xúc tiến thương mại; phát triển thương hiệu, thị trường; nâng cao năng lực quản lý nhà nước. 

Ngành nông nghiệp Lâm Đồng tham vấn ý kiến quản lý nhà kính
Lâm Đồng cơ cấu lại ngành nông nghiệp hướng đến toàn diện, bền vững, hiện đại.

Đối với cấp huyện, sẽ hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả (chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển đổi giống, phát triển giống mới, đặc sản, thực hiện mô hình sản xuất, phát triển vùng nguyên liệu,..); thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp hướng thông minh; xây dựng và nhân rộng mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xây dựng mô hình nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn; thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.

Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch là 17.228 triệu đồng, cụ thể: Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 786 triệu đồng; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật 2.470 triệu đồng; Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản 550 triệu đồng; Chi cục Phát triển nông thôn 770 triệu đồng; Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường 4.461 triệu đồng; Trung tâm Khuyến nông: 990 triệu đồng; Hội Nông dân tỉnh 150 triệu đồng; UBND các huyện, thành phố 6.601 triệu đồng.

Tỉnh Lâm Đồng bố trí nguồn kinh phí thực hiện của các đơn vị cấp tỉnh từ nguồn sự nghiệp kinh tế đã được giao tại Quyết định số 2468/QĐ-UBND ngày 11/12/2023 của UBND tỉnh 10.267 triệu đồng. 

Kinh phí thực hiện của cấp huyện từ nguồn kinh phí đã được cân đối từ đầu năm 2024 cho UBND các huyện, thành phố 6.601 triệu đồng.

UBND tỉnh Lâm Đồng cũng bổ sung một số cơ chế chính sách, trong đó có hỗ trợ hoạt động phát triển cơ giới hoá thực hiện theo khoản 7 Điều 3 Nghị quyết số 141/2022/NQ-HĐND ngày 9/12/2022 của HĐND tỉnh ban hành quy định một số nội dung chi từ nguồn vốn sự nghiệp thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. 

Hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp tuần hoàn, sinh thái: thực hiện mức hỗ trợ quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 29, Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ quy định nội dung chi, mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông địa phương.

Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đăng ký gian hàng và duy trì gian hàng thương mại điện tử.

UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở Tài chính chịu trách nhiệm toàn bộ trước pháp luật và UBND tỉnh về căn cứ pháp lý và sự phù hợp của các nội dung, số kinh phí đề xuất phân bổ nêu trên.

Thông báo dự toán kinh phí cho các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh; chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí theo đúng định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, không để thất thoát, tiêu cực, lãng phí. 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm phê duyệt dự toán chi tiết của từng nội dung chi theo thẩm quyền và quy định của pháp luật trước khi triển khai thực hiện; thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các cơ quan, đơn vị trực thuộc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí đúng định mức, chế độ quy định, trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả và không trùng lặp với các nguồn kinh phí khác.

UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc chủ động cân đối ngân sách huyện, thành phố năm 2024 để triển khai thực hiện đảm bảo mục tiêu của kế hoạch đã đề ra.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tân Yên: Nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương

DNTH: Từ một vùng quê nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, huyện Tân Yên đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị...

Xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam thu về gần 1,1 tỷ USD

DNTH: Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.

Đức Cơ tổ chức Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số

DNTH: Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại thị trấn Chư Ty, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện...

Xuất khẩu sầu riêng lao dốc

DNTH: Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta giảm 68,4% so với tháng 9 và gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hoàng Anh Gia Lai: Tăng cường niềm tin thông qua trải nghiệm thực tế

DNTH: Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL; mã chứng khoán HAG) vừa công bố hoạt động dành cho cổ đông với mục tiêu củng cố niềm tin và tăng cường sự gắn kết.

Tân Yên quyết tâm là huyện đầu tiên về đích nông thôn mới nâng cao của tỉnh

DNTH: Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, cả hệ thống chính trị cùng Nhân dân huyện Tân Yên đã và đang không ngừng nỗ lực, phấn đấu để được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh...

XEM THÊM TIN