Làm giàu từ dó bầu – tiêu – điều

15:52 | 20/09/2019

DNTH: Xuất thân trong gia đình nông dân có hoàn cảnh khó khăn, ông Phạm Minh Đức ở thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định luôn trăn trở tìm hướng đi để phát triển kinh tế làm giàu ngay trên quê hương mình.

14-59-48_img_e14121
Ông Phạm Minh Đức chăm sóc vườn tiêu

Năm 2007 huyện có chủ trương thanh lý vườn điều kém hiệu quả, ông đã mạnh dạn vay mượn của anh em bà con để mua 3,6 ha (ở Phú Kim, Cát Trinh) cải tạo làm trang trại.

Sau nhiều năm nỗ lực lao động, vất vả khai hoang vỡ hóa, đất không phụ công người, gia đình ông đã thở phào nhẹ nhõm và tự tin trước với trang trại 6 ha gồm 600 cây điều; hơn 20 nghìn cây dó bầu và 1.500 trụ tiêu (tiêu được trồng chung với điều và dó bầu).

Ông đã tận dụng nguồn nước từ khe núi, đào ao, đắp bờ ngự thủy, lắp đặt đường ống dẫn nước về trang trại để phục vụ sản xuất. Thu nhập từ trang trại, sau khi trừ các khoản chi phí, mỗi năm gia đình lãi trên 500 triệu đồng.

Vườn điều của ông Đức đạt hiệu quả cao nhờ sau khi thu hoạch xong được tỉa cành tạo tán; đầu mùa mưa cày xới xung quanh gốc và bón phân hỗn hợp (gồm phân chuồng, NPK, kali)…

Ông Đức tâm sự: “Để có được như ngày hôm nay là cả một quá trình lao động của tôi và các thành viên trong gia đình. Tôi nhận thấy, muốn thành công, trước hết phải chọn hướng đi đúng, kết hợp với sự năng động, sáng tạo, cần cù. Quan trọng nhất là phải có niềm đam mê và quyết tâm không chịu khuất phục trước đói nghèo”.

Bên cạnh với việc phát triển kinh tế gia đình, trang trại của ông Đức đã giải quyết việc làm ổn định cho một số lao động tại địa phương. Không chỉ làm giàu cho mình, ông còn động viên, chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho người dân quanh vùng.

Theo LƯƠNG NGỌC TẤN

Báo Nông Nghiệp

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Kết nối sản phẩm OCOP với du lịch: Du khách có thêm nhiều trải nghiệm về văn hóa địa phương

DNTH: Việc phát triển, kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch tại Quảng Ninh sẽ tạo thêm kênh tiêu thụ, mở rộng thị trường và giúp các sản phẩm OCOP của tỉnh ngày càng vươn xa hơn.

Bắc Giang: Phát động Cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024-2026

DNTH: Nhằm xây dựng một miền quê đáng sống tạo động lực về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã phát động cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024 - 2026 và nhận...

Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh

DNTH: Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” đề cập nhiều vấn đề "nóng" với các ngành xuất khẩu nội địa trước những quy định bắt buộc của các quốc gia nhập khẩu về phát triển...

Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng

DNTH: Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Ngày càng có thêm nhiều làng quê đáng sống

DNTH: Hội Nông dân Việt Nam và Bộ TN&MT đã phối hợp thành lập các tổ nhóm, CLB nông dân tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương, Hội Nông dân cơ sở hoạt động rất hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường nông thôn sáng xanh sạch...

Xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp khó ở tiêu chí nước sạch

DNTH: Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ngãi phấn đấu đưa 33 xã về đích nông thôn mới nâng cao nhưng đến nay chỉ có 8 xã đạt chuẩn, 9 xã đăng ký về đích vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy nhiều địa phương đều gặp khó vì...

XEM THÊM TIN