Lần đầu tiên trong lịch sử ngành gỗ: Đạt hơn 1 tỷ USD xuất khẩu chỉ trong 1 tháng

14:01 | 21/11/2019

DNTH: Tính chung tất cả các mặt hàng nông, lâm và thủy sản, cũng chỉ mới có gỗ và sản phẩm gỗ đạt giá trị xuất khẩu vượt mốc 1 tỷ USD trong 1 tháng.

Ấn tượng tháng 10

Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 10 vừa qua, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam đã đạt 1,037 tỷ USD, tăng 20,3% so với tháng 9 và 22,69% so với tháng 10/2018.

go2160359246
Chế biến gỗ xuất khẩu.

Qua đó, đưa giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 10 tháng đầu năm nay lên 8,555 tỷ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm ngoái và đã gần bằng giá trị xuất khẩu kỷ lục của cả năm 2018 (8,907 tỷ USD).

Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ TP.HCM (Hawa), xác nhận, đây là lần đầu tiên chỉ trong 1 tháng, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vượt mốc 1 tỷ USD.

Số liệu của hải quan cho thấy, trước đây, những tháng đạt giá trị xuất khẩu cao nhất, cũng mới chỉ trên 900 triệu USD hoặc gần 1 tỷ USD, như tháng 8/2019 (đạt 935 triệu USD), tháng 1/2019 (986 triệu USD).

Tính chung tất cả các mặt hàng nông, lâm và thủy sản, cũng chỉ mới có gỗ và sản phẩm gỗ đạt giá trị xuất khẩu vượt mốc 1 tỷ USD trong 1 tháng.

Và với đà xuất khẩu đang rất thuận lợi như trên, nhiều khả năng chỉ trong nửa đầu tháng 11 này, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của năm nay đã vượt kỷ lục của cả năm ngoái, thậm chí đã lần đầu tiên vượt mốc 9 tỷ USD. Bởi như đã nói ở trên, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 10 tháng năm nay, chỉ còn kém giá trị xuất khẩu cả năm ngoái hơn 350 triệu USD.

Mà trong những tháng gần đây, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ luôn đạt trên dưới 900 triệu USD. Do đó, trong nửa đầu tháng 11, giá trị xuất khẩu gỗ đã có thể đạt được ít nhất hơn 400 triệu USD. Qua đó, giúp cho giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tính đến thời điểm này chắc chắn đã vượt kỷ lục 2018.

16-08-21_dscf6215
Chỉ cần duy trì được kim ngạch xuất khẩu trên dưới 900 triệu USD như trong mấy tháng qua, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong cả năm nay chắc chắn sẽ lần đầu tiên vượt mốc 10 tỷ USD.

Nếu vậy, lại có thêm một thông tin đầy ấn tượng cho ngành gỗ nói riêng, cho xuất khẩu nông, lâm thủy sản nói chung. Bởi cho đến nay, chưa có mặt hàng nào vượt mốc 9 tỷ USD về giá trị xuất khẩu trong 1 năm.

Năm ngoái, gỗ và sản phẩm gỗ và thủy sản mới tiệm cận mốc 9 tỷ USD khi lần lượt đạt 8,907 tỷ USD và 8,79 tỷ USD. Và chỉ cần duy trì được kim ngạch xuất khẩu trên dưới 900 triệu USD như trong mấy tháng qua, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong cả năm nay chắc chắn sẽ lần đầu tiên vượt mốc 10 tỷ USD.  

Dấu ấn thị trường Mỹ

Mỹ chắc chắn là thị trường góp phần quan trọng nhất vào sự tăng trưởng ngoạn mục của xuất khẩu gỗ trong tháng 10 vừa qua và từ đầu năm đến nay. Trong tháng 10, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ đạt 547 triệu USD, tăng 40,83% so với tháng 10/2018 và chiếm hơn 1 nửa trong hơn 1 tỷ USD xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

Như vậy, trong 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ đã đạt 4,196 tỷ USD, tăng tới hơn 1 tỷ USD (34,53%) so với cùng kỳ 2018 và chiếm tới gần một nửa tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

Theo ông Huỳnh Văn Hạnh, dù tăng trưởng rất mạnh, nhưng đến thời điểm này, gỗ Việt Nam vẫn chưa gặp áp lực gì từ thị trường Mỹ về các nguy cơ bị áp các biện pháp trừng phạt.

go1160359185
Khách hàng tham quan, đánh giá các sản phẩm gỗ xuất khẩu. Ảnh: TTXVN.

Bởi trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã làm tốt việc ngăn chặn hàng hóa, trong đó có đồ gỗ, có nguồn gốc nước ngoài nhưng đội lốt hàng Việt Nam để xuất sang Mỹ. Do đó, thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong thời gian còn lại của năm vẫn đang rất sáng sủa.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngành gỗ vẫn cần phải hết sức cảnh giác, kiên quyết nói không với việc gian lận xuất xứ gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu, để giữ vững được thị trường quan trọng nhất là Mỹ, giúp cho xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trong thời gian tới.  

Thị trường Trung Quốc vẫn đóng vai trò rất quan trọng

Không tăng trưởng ấn tượng như với thị trường Mỹ, nhưng thị trường Trung Quốc vẫn đang đóng vai trò rất quan trọng đối với xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm nay. Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu gỗ và đồ gỗ sang Trung Quốc đã đạt 970 triệu USD, tăng, 6,37% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy tăng trưởng không cao, nhưng đây là kết quả đáng ghi nhận. Bởi năm nay, do ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, đồ gỗ Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ giảm mạnh, khiến cho một sản lượng không nhỏ đồ gỗ của nước này phải tìm cách tiêu thụ trong nước. Do đó, nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng gỗ của Trung Quốc giảm.

16-08-21_dscf6216
Triển vọng xuất khẩu đồ nội thất của Việt Nam sang Trung Quốc rất khả quan.

Theo Bộ Công Thương, với các quy định về môi trường ngày càng nghiêm ngặt như hiện nay, các nhà sản xuất nội thất của Trung Quốc gặp nhiều khó khăn về chi phí và khó cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu. Do đó, sản xuất đồ nội thất tại Trung Quốc đang có xu hướng thu hẹp. Điều này đã thay đổi các kênh phân phối sản phẩm gỗ tại thị trường đồ nội thất tại Trung Quốc.

Triển vọng xuất khẩu đồ nội thất của Việt Nam sang Trung Quốc rất khả quan, bởi nhu cầu tiêu thụ đồ nội thất tại Trung Quốc là rất lớn.

Theo Cục phát triển Thương mại Hồng Kông (HKTDC), thị trường người tiêu dùng Trung Quốc đang trong độ tuổi từ 25 đến 35, những người tiêu dùng bắt đầu cuộc sống một mình hoặc lập gia đình, nên có nhu cầu cao về đồ nội thất.

Tầng lớp trung lưu Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng dẫn đến nhu cầu ngày càng tăng đối vớicác sản phẩm nội thất chất lượng cao. Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng sẽ thúc đẩy thị trường đồ nội thất của Trung Quốc tăng trưởng mạnh.

Việt Nam, Ý, Ba Lan là ba thị trường cung cấp mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Trung Quốc. Trong 9 tháng đầu năm 2019, lượng nhập khẩu từ ba thị trường này chiếm tới 48,4% tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc. Trong đó nhập khẩu từ Việt Nam dẫn đầu đạt 35,59 nghìn tấn, trị giá 100,78 triệu USD, giảm 19,7% về lượng, giảm 22,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Theo THANH SƠN - NGUYỄN THỦY

Báo NN

https://nongnghiep.vn/lan-dau-tien-trong-lich-su-nganh-go-dat-hon-1-ty-usd-xuat-khau-chi-trong-1-thang-post253377.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi

DNTH: Kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, cả nước đã xảy...

Mùa cá ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long

DNTH: Theo quy luật tự nhiên, hàng năm, cứ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về Đồng bằng sông Cửu Long mang theo biết bao tôm cá, tràn vào đồng ruộng để sinh sôi, nảy nở,… Đến tháng 9, nước bắt đầu rút, cũng...

Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

DNTH: Nhờ có chợ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản, hàng hóa thiết yếu, từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa và gia tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Gia Lai.

XEM THÊM TIN