Làng cá khô truyền thống vào vụ tết, cơ hội tăng thu nhập cho các hộ
09:21 | 26/01/2019
DNTH: Thị trấn Vàm Láng (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) nổi tiếng với nghề truyền thống phơi cá khô, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 1.500 tấn cá khô các loại.
Vào dịp lễ Tết, nhu cầu tiêu dùng tăng cao, làng nghề đã tận dụng cơ hội để tăng cường sản xuất, thu lợi nhuận từ vài chục đến vài trăm triệu đồng/hộ (tùy quy mô sản xuất).
![]() |
Cá biển được làm sạch vây, vảy và ruột |
Đến nơi này, nhận biết ngay là mùi tanh nồng hỗn hợp của những tay lưới phơi cá biển từ “tươi” đến “thúi” đủ loại nằm trên bờ, ngoài sân, giàn treo của nhiều hộ dân, cùng với những xe kéo chở cá biển từ cảng vào chợ, các cơ sở sơ chế.
Đi vào thị trấn dọc theo những tuyến đường nhựa, đâu đâu cũng dễ bắt gặp những vỉ cá tươi vừa được xẻ phơi khô sắp từng hàng thẳng tắp. Với sản lượng đánh bắt hải sản lớn khoảng 20 ngàn tấn các loại được đánh bắt bởi hàng trăm ghe, tàu địa phương cùng với một số tàu cá ở các nơi khác đưa vào nên mỗi năm tại đây tiêu thụ hơn 5.000 tấn cá các loại, trị giá hàng chục tỷ đồng, cung cấp cho thị trường trên 1.500 tấn khô như khô cá mối, cá lưỡi trâu, cá chỉ vàng, cá đổng, cá đù, lạch, lịch, ngát, lưỡi trâu…
Hiện, làng nghề có hơn 500 lao động hoạt động thường xuyên và hộ dân hoạt động nghề này chiếm 38% trong tổng số gần 1.400 hộ dân làm nghề chế biến thủy sản (quy mô vừa và nhỏ). Địa bàn hoạt động của làng nghề chủ yếu tập trung chính ở khu phố (KP) Chợ 1 và KP Chợ 2 (còn gọi là Ấp Chợ). Ngoài việc chế biến cá khô bán sĩ lẻ, nhiều hộ dân còn làm đầu mối thu gom để cung cấp cho các chủ vựa để bán đi ở thị trường TP.HCM và các tỉnh lân cận.
![]() |
Sau đó đưa vào các thau nhựa ngâm nước muối |
Ông Trần Văn Sơn, chủ cơ sở sản xuất cá khô ở KP Chợ 2 cho biết, tàu đánh bắt về lúc nào thì đem cá về lúc đó, làm việc bất kể ngày đêm nhằm đảm bảo độ tươi của con cá khô sau khi thành phẩm. Chúng tôi quan sát khu vực chế biến cá biển của cơ sở ông Sơn nhận thấy nền xi măng khá rộng và sạch, ở đó cá ướp đá đang được xử lý trước khi đem phơi khô nên đâu đó phảng phất mùi tanh bốc lên khó chịu. Tại đó, có chừng 4 lao động nam và nữ mang khẩu trang kín mít, tay thoăn thoắt móc ruột, đánh vây, vảy, kể cả lột “da” từng con (cá lưỡi trâu có đặc đểm là phải lột “da”) trước khi đưa vào các thau nhựa 20 lít để ngâm muối.
Do nguyên liệu chủ yếu là cá ướp đá lâu ngày, bởi tàu đánh bắt thông thường phải sau 1 tuần đến 10 ngày mới vào bờ, nên vào những lúc cao điểm cá biển về nhiều, chế biến không kịp thì cơ sở của ông sẽ ướp thêm muối để đưa vào kho dự phòng. Bình quân mỗi ngày gia đình ông Sơn chế biến hơn tạ cá khô, còn vào các ngày tết thì công suất tăng gấp 2 - 3 lần.
“Sướng nhất là ngày nắng nóng, màu cá khô sẽ đẹp, hấp dẫn mà chi phí lại không cao. Còn gặp mưa thì chất lượng giảm, chi phí cũng cao vì muốn để cá khô đạt yêu cầu là phải tăng cường sấy bằng nhiệt, tức sử dụng quạt đẩy hơi nóng từ bếp than sang các vỉ khô”, ông Sơn chia sẻ.
![]() |
Đưa cá tươi sau khi xử lý mang ra phơi ngoài trời nắng |
Cùng với các loại hình chế biến khác, nghề phơi cá khô Vàm Láng đã được công nhận làng nghề truyền thống, góp phần giải quyết việc làm đáng kể cho hàng trăm lao động địa phương. |
Quy trình chế biến cá khô truyền thống như sau, cá được làm sạch vây, vảy, ruột, sau đó ướp muối hoặc tẩm gia vị, rồi cho xe đẩy đưa lên xếp trên giàn phơi nắng, mỗi ngày phải trở (lật lên) 2 lần. Nếu nắng tốt, chỉ cần phơi đủ 2 nắng là con khô đạt yêu cầu.
Tại hộ bà Tám Bé, KP Chợ 1, toàn bộ khoảnh đất phía sau lưng nhà đều được tận dụng phơi khô. Là một cơ sở chế biến cá khô trung bình, tùy vào thời điểm mà gia đình bà Bé tăng cường phơi khô, tập trung mạnh nhất là vào những ngày tháng nắng nóng hoặc vào các dịp lễ Tết, trung bình mỗi ngày gia đình bà phơi 100 kg cá tươi, thu về khoảng 35 kg khô thành phẩm.
Cá khô là loại thực phẩm dễ bị kiến đục, vì vậy, muốn bảo quản lâu ngày hoặc đem đi xa thì có ý kiến cho rằng cần phải xịt thuốc chống kiến? – Tôi hỏi.
“Tôi có biết thông tin đó, nhưng ở đây không ai làm như vậy cả, bởi nếu có xịt thuốc sâu, thuốc chống kiến thì chỉ xảy ra đối với những tiểu thương hoặc người bán lẻ. Còn ở đây, có chăng là trước khi đem phơi khô thì người ta có rửa qua bằng thuốc tẩy giun (dùng trong thú y - PV) nhưng cũng nằm trong mức cho phép, để khi đem phơi khô cá sẽ không bị ruồi bâu (bu) vào”, bà Bé nói.
![]() |
Cá khô đặt ở trên giàn nên có thể đem phơi bất cứ ở đâu kể cả ngoài lề đường |
Theo các chủ cơ sở, 3 kg cá tươi đem phơi thành 1 kg cá khô, tùy loại mà giá cá khô dao động từ 20 ngàn đến cả 200-300 ngàn đồng/kg. Sau khi phơi khô xong, thương lái đến mua tại nhà, hay chủ đem đi bán ở các chợ trên địa bàn tỉnh.
“Vào dịp Tết, nhu cầu người tiêu dùng tăng cao nên làng nghề phơi cá khô còn tận dụng cơ hội này để thu lợi nhuận từ vài chục đến vài trăm triệu đồng/hộ (tùy quy mô sản xuất). Cùng với đó, các ngành chức năng của tỉnh, huyện luôn tăng cường công tác kiểm tra chất lượng, điều kiện ATVSTP đối với các cơ sở sản xuất khô cá nhằm đảm bảo sản phẩm luôn được an toàn” (báo cáo của UBND thị trấn Vàm Láng). |
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- cơ hội tăng thu nhập /
- vụ tết /
- Thị trấn Vàm Láng /
- tỉnh Tiền Giang /
- (huyện Gò Công Đông /
- Làng cá khô /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Giải pháp tưới tiết kiệm nước cho cây sầu riêng
DNTH: Hệ thống tưới nhỏ giọt khuếch tán dưới mặt đất được thử nghiệm cho vườn sầu riêng ở Tiền Giang, giúp tiết kiệm nước và tăng năng suất cây trồng.

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân
DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc
DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%
DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả
DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng
DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.
Đô thị cuộc sống
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...