Làng nghề Bật bông Đông Quang – Dấu ấn một thời
15:56 | 17/06/2021
DNTH: Những năm 70 - 80 của thế kỷ trước, xã Đông Quang, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình từng là “công xưởng” sản xuất Chăn gia công lớn nhất tỉnh, cung cấp các sản phẩm chăn, mền, theo đặt hàng của Nhà nước. Do đó, hầu hết các gia đình tại địa phương đều gắn bó với công việc “giữ ấm mùa đông” và trở thành nghề chính của người dân trong thời kỳ bao cấp kinh tế.
Nghề bật bông thực chất là nghề làm chăn, đệm; bật bông là cách gọi nôm na của người dân, dựa trên công đoạn đánh tơi bông chuẩn bị làm chăn, đây là công đoạn đầu tiên trong quá trình sản xuất chăn, đệm, nhưng quan trọng nhất đối với một chiếc chăn thành phẩm. Trao đổi với Ông Đỗ Xuân Đài, một trong những người thợ đã tham gia sản xuất chăn, đệm, ông nhớ lại: “Thời kỳ đó, người người, nhà nhà trong xã đều gắn bó với nghề làm chăn bông; hàng ngày, những chiếc xe chở bông tấp nập đổ về xã, mọi người tập trung thành từng nhóm, để thực hiện các công đoạn làm chăn. Phổ biến nhất thời kỳ đó là làm chăn 3kg và 2.5kg, hiếm lắm mới có chăn loại 5kg. Cứ một tạ bông sẽ làm được khoảng 300 đến 400 chiếc chăn”. “Tuy làm ra chăn thật đấy, nhưng dân trong xã còn nghèo nên cũng chẳng có chăn mới mà đắp; chăn sau khi làm xong lại được chuyển đi ngay”, ông Đài chia sẻ.
Để làm ra một chiếc chăn bông thành phẩm, phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ đánh tơi bông, bật bông, cho tới chần chăn… ban đầu vỏ chăn chỉ đơn giản là những mét vải thô sẫm màu, sau được cải tiến với họa tiết con Công, hay hoa văn rực rỡ, được nhiều người ưa chuộng. Cứ như thế, nghề bật bông theo người Đông Quang suốt những năm tháng làm ăn kinh tế tập thể, cho đến khi chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, nghề bật bông mới dần mai một. Đầu những năm 90 của thế kỷ 20, Nhà nước dừng đặt hàng chăn, đệm, người Đông Quang lại đem nghề đi khắp nơi để kiếm sống.
Hàng ngày, dân địa phương thường chia nhau thành hai người một tốp; sáng sớm, các tốp thợ lai nhau bằng xe đạp, đèo theo cần bật bông, tỏa đi các địa phương để kiếm việc; có những tốp đi kiếm việc trong huyện, cũng có những tốp đi khắp các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Thời điểm đó, nhu cầu sử dụng chăn bông của người dân còn cao, nên thợ bật bông có đủ thu nhập để trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, do sợi bông đắt và khá hiếm, nên đa phần người dân thuê thợ gia cố lại những chiếc chăn đã cũ, chăn hỏng, hay bổ sung thêm bông cho những chiếc chăn quá mỏng. Chăn làm mới, thường chỉ những nhà có “của ăn của để”, hay những nhà tự trồng được bông mới có cơ hội sử dụng.
Chiếc chăn bông từng được coi là một vật dụng quý giá trong gia đình, không chỉ để giữ ấm cơ thể trong những đêm đông giá lạnh, mà còn là sự sung túc, đủ đầy của người sở hữu nó. Vì vậy, chăn bông đã trở thành món quà cưới dành cho các đôi uyên ương, là tấm lòng hiếu thảo của con cháu gửi biếu ông bà, cha mẹ. Do đó, người thợ bật bông những năm đầu của thập niên 90 rất được trân trọng. Thường thì mỗi chiếc chăn bật, người thợ phải mất một ngày mới làm xong, khẩn trương thì ngày được hai chiếc, do đó bữa trưa thợ bật bông thường được chủ nhà mời cơm, thiết đãi như khách quý trong nhà.
Trẻ nhỏ rất thích thú theo dõi những công đoạn làm chăn, bên cạnh ánh mắt hiếu kỳ, là cả sự ngưỡng mộ dành cho những con người “dệt nên hơi ấm”. Tuy nhiên, bước sang những năm 2000, các loại chăn mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam, chăn bông mất đi vị trí độc tôn của nó, nhường chỗ cho các loại chăn len, chăn dạ, chăn nỉ. Cũng từ đây, nghề bật bông ở xã Đông Quang đã dần mai một theo tháng ngày. Đến nay, nghề bật bông đã hoàn toàn vắng bóng trong đời sống của người dân nơi đây. Dấu ấn hiện nay, là dụng cụ bật bông mà một số ít các bác thợ trong xã còn giữ lại, làm hồi ức về quãng đời bôn ba, nay đây mai đó kiếm sống của mình.
Giờ đây, chăn bông ít được sử dụng, nghề bật bông không còn là câu chuyện của xã hội hiện đại, nhưng trong ký ức về những “mùa đông bao cấp” của người từng gắn bó, từng bươn trải với nghề, chăn bông vẫn là một kỷ vật đáng nhớ, bởi nó đã từng mang lại cuộc sống cho con người Đông Quang trong suốt thời kỳ khó khăn của đất nước.
Đỗ Hiếu
Cùng chuyên mục
- Tags:
- nghề làm chăn đệm /
- Nghề bật bông xã đông quang /
- xã Đông Quang /
- huyện Đông Hưng /
- tỉnh Thái Bình /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Tân Yên: Nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương
DNTH: Từ một vùng quê nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, huyện Tân Yên đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị...
Xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam thu về gần 1,1 tỷ USD
DNTH: Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.
Đức Cơ tổ chức Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số
DNTH: Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại thị trấn Chư Ty, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện...
Xuất khẩu sầu riêng lao dốc
DNTH: Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta giảm 68,4% so với tháng 9 và gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hoàng Anh Gia Lai: Tăng cường niềm tin thông qua trải nghiệm thực tế
DNTH: Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL; mã chứng khoán HAG) vừa công bố hoạt động dành cho cổ đông với mục tiêu củng cố niềm tin và tăng cường sự gắn kết.
Tân Yên quyết tâm là huyện đầu tiên về đích nông thôn mới nâng cao của tỉnh
DNTH: Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, cả hệ thống chính trị cùng Nhân dân huyện Tân Yên đã và đang không ngừng nỗ lực, phấn đấu để được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...