Làng nghề Phú Vinh – Nơi thổi hồn vào các tác phẩm nghệ thuật

15:47 | 28/10/2020

DNTH: Làng nghề Phú Vinh từ lâu được biết đến với nhiều sản phẩm thủ công mây tre đan truyền thống đẹp mắt.Trải qua hàng trăm năm phát triển, làng nghề luôn giữ được những giá trị truyền thống mà cha ông để lại. Đồng thời,phát huy sáng tạo những giá trị thẩm mỹ nhằm đưa các sản phẩm dần đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật đan mây tre Việt Nam.

Nét tinh hoa nghề mây tre đan Phú Vinh

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 25km về phía Tây, làng nghề mây tre đan Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội) được biết đến là một trong những cái nôi của làng nghề truyền thống, về các sản phẩm thủ công từ mây tre đan. Làng nghề được trời phú cho người dân có bàn tay lụa đúng với cái tên gọi ban đầu là làng Phú Hoa Trang.

Phát triển làng nghề từ đầu thế kỷ XVII với nhiều mẫu mã đa dạng phối màu độc đáo, sản phẩm mây tre đan của làng nghề có mặt ở rất nhiều nơi trên thế giới. Hiện nay, Phú Vinh có hơn 2000 hộ gia đình làm nghề mây tre đan. Từ người già, trẻ nhỏ đến thanh niên trai tráng trong làng, đều tham gia vào các công đoạn làm nghề.

Thợ thủ công xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đang say sưa làm việc để cho ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu khách hàng

Đến với làng nghề Phú Vinh, được tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất sản phẩm thủ công mây tre đan, mới thấy được sự cầu kỳ trong từng công đoạn. Trước tiên, phải chọn nguyên liệu như tre, nứa, vầu, trúc, bương, song, mây,... để tuốt, phơi, chẻ thành nan rồi sấy. Sau đó, nguyên liệu sẽ được luộc trong nước sôi hoặc sấy khói rơm, tạo màu tự nhiên rồi mới đến tay thợ đan thành sản phẩm. Nếu dùng mây để đan, quy trình phơi sấy đòi hỏi phải đúng kỹ thuật. Mây phải được phơi khô tự nhiên, có màu trắng ngà. Khi sấy, lượng khói phải vừa đủ để tránh Mây bị đỏ. Đây cũng chính là cách tạo màu hoàn toàn tự nhiên, không có hóa chất  giúp cho các sản phẩm mây tre đan của Phú Vinh không gây hại cho người sử dụng. Độ bền màu của sản phẩm có thể kéo dài từ 30 đến 40 năm.

Để làm nên một sản phẩm mây tre đan nghệ thuật, đòi hỏi người thợ phải có bàn tay khéo léo, với đôi mắt tinh tường và sự cần mẫn tỉ mỉ. Chỉ từ những sợi mây, thanh tre, dưới những đôi bàn tay tài hoa, người thợ sẽ biến những chất liệu bình dị, thành những sản phẩm đẹp mắt, phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Các sản phẩm mây tre đan tại làng Phú Vinh ngày càng trở nên phổ biến, là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, tạo nên bản sắc riêng của làng nghề.

Thợ thủ công xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đang say sưa làm việc để cho ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu khách hàng

Nói về điểm khác biệt của sản phẩm mây tre đan Phú Vinh so với các vùng khác, anh Trần Văn Vinh (chủ xưởng sản xuất mặt hàng thủ công Mây tre đan Quang Huy) cho biết: “Làng nghề mây tre đan Phú Vinh hiện nay rất nổi tiếng, với nhiều sản phẩm tinh xảo. Các nghệ nhân ở làng nghề không ngừng sáng tạo ra nhiều cách đan khác nhau như đan xương cá, tạo hình hoa văn và kết hợp màu sắc. Các sản phẩm được làm ra có tính thẩm mỹ cao, được chú trọng về chất liệu và kỹ thuật. Điều này tạo nên sự khác biệt so với các sản phẩm mây tre đan ở các vùng khác”.

Ngày nay, làng nghề mây tre đan không còn giữ được diện mạo như xưa, bởi quá trình công nghiệp hóa, công nghệ được áp dụng vào nhiều làng nghề, giúp giải phóng sức lao động của con người. Tuy nhiên, ở đó vẫn còn những nghệ nhân yêu nghề, giữ và truyền nghề cho các thế hệ sau, bằng sự đam mê và lòng nhiệt huyết. Họ lo lắng làng nghề bị mai một và mong muốn, nghề mây tre đan ngày càng phát triển và được lưu truyền cho các thế hệ sau.

Ngôi nhà làm bằng mây tre đan của nghệ nhân Hoàng Văn Hạnh đón công chúa Thụy Điển Victoria

Nhiều sản phẩm mây tre đan với đủ màu sắc được tạo ra từ những đôi bàn tay của thợ thủ công lành nghề. Từ những cây mây, nan tre, người thợ đã thổi hồn vào chúng và tạo ra các sản phẩm tinh xảo làm đắm say lòng người. Không chỉ làm ra các vật dụng dùng trong gia đình như khay, rổ, rá, túi xách, cơi trầu… mà các nghệ nhân nơi đây còn làm ra nhiều sản phẩm nội thất, đồ trang trí thu hút khách hàng như bàn ghế, chao đèn, khung ảnh…

Sản phẩm mây tre đan ngày càng đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, kết tinh nhiều giá trị văn hóa

Bảo tồn và phát huy nghề mây tre đan

Năm 2002, làng nghề mây tre đan Phú Vinh được Nhà nước công nhận là làng nghề truyền thống lâu đời, với lịch sử phát triển gần 400 năm. Các sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ được làm từ mây tre đan như đồ trang trí, lọ hoa, chao đèn, bàn ghế, tranh chân dung, hoành phi, câu đối, đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một lượng lớn lao động trong làng. Chất lượng đời sống của người dân ngày một tăng cao, thị hiếu khách hàng không chỉ dừng lại ở những sản phẩm mây tre đan gia dụng, mà còn đòi hỏi về tính thẩm mỹ. Để có thể bảo tồn và quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường ra thế giới, người dân làng nghề đã đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng và đi sâu vào tính thẩm mỹ, giúp lan tỏa nét đẹp của sản phẩm.

Phát triển du lịch gắn với khám phá làng nghề, đang là xu hướng có nhiều tiềm năng mà làng nghề Phú Vinh hướng tới. Đến với làng nghề, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng các thợ thủ công, nghệ nhân nổi tiếng chế tác, mà còn được trực tiếp mua sắm các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của từng người. Đây cũng là cách để làng nghề Phú Vinh gìn giữ và phát huy nét đẹp truyền thống. Với những giá trị tinh hoa văn hóa mang lại, hi vọng các nghệ nhân, thợ giỏi cùng đoàn kết, phát huy tài năng nghệ thuật của mình để sáng tạo ra các sản phẩm mới và lưu truyền cho thế hệ sau.

Linh Nhi

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tân Yên: Nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương

DNTH: Từ một vùng quê nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, huyện Tân Yên đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị...

Xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam thu về gần 1,1 tỷ USD

DNTH: Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.

Đức Cơ tổ chức Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số

DNTH: Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại thị trấn Chư Ty, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện...

Xuất khẩu sầu riêng lao dốc

DNTH: Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta giảm 68,4% so với tháng 9 và gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hoàng Anh Gia Lai: Tăng cường niềm tin thông qua trải nghiệm thực tế

DNTH: Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL; mã chứng khoán HAG) vừa công bố hoạt động dành cho cổ đông với mục tiêu củng cố niềm tin và tăng cường sự gắn kết.

Tân Yên quyết tâm là huyện đầu tiên về đích nông thôn mới nâng cao của tỉnh

DNTH: Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, cả hệ thống chính trị cùng Nhân dân huyện Tân Yên đã và đang không ngừng nỗ lực, phấn đấu để được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh...

XEM THÊM TIN