Lãnh đạo tỉnh Thái Bình kiểm tra công tác phòng trừ sâu bệnh

09:54 | 06/05/2022

DNTH: Sáng ngày 5/5, đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bình cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng trừ sâu bệnh tại huyện Tiền Hải.

thaibinh1
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng trừ sâu bệnh tại xã Nam Hà, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (nguồn ảnh: Báo Thái Bình).

Huyện Tiền Hải phát động chiến dịch phun thuốc phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ cho toàn bộ diện tích lúa xuân, kết hợp phòng trừ rầy có mật độ từ 800 con/m2 trở lên và bệnh khô vằn có tỷ lệ bệnh từ 5% số khóm trở lên từ ngày 3 - 6/5. Hết ngày 4/5, toàn huyện đã phun được khoảng 8.000/9.900 ha lúa xuân; dự kiến hết ngày 5/5 cơ bản hoàn thành việc phun thuốc phòng, trừ sâu bệnh. 

Kiểm tra thực tế tại cánh đồng các xã: Nam Hà, Nam Thắng, đồng chí Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh của huyện Tiền Hải, đồng thời yêu cầu ngành nông nghiệp và các địa phương tổ chức hướng dẫn người dân tranh thủ thời tiết thuận lợi tập trung phun thuốc phòng trừ sâu bệnh theo đúng khuyến cáo; cung ứng đầy đủ vật tư, thuốc bảo vệ thực vật phục vụ chiến dịch phòng, trừ sâu bệnh bảo đảm chất lượng, hiệu quả.

Huyện Tiền Hải chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục bám sát đồng ruộng, kiểm tra, đánh giá hiệu quả chiến dịch phun thuốc phòng trừ sâu bệnh để có những chỉ đạo kịp thời.

Trước đó, chiều ngày 4/5, đồng chí Lại Văn Hoàn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cùng lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng trừ sâu bệnh tại huyện Tiền Hải. 

thaibinh2
Đồng chí Lại Văn Hoàn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình kiểm tra công tác phòng trừ sâu bệnh tại xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình (Nguồn ảnh: Báo Thái Bình).

Theo báo cáo của Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Tiền Hải, hiện nay, lúa xuân trên địa bàn huyện đang ở giai đoạn phân hóa đòng đến làm đòng, lúa trà muộn đang ở giai đoạn đứng cái. Dự kiến lúa xuân trỗ bông tập trung từ ngày 15 - 30/5. Tuy nhiên, diễn biến sâu, bệnh đang phức tạp, sâu cuốn lá nhỏ nở rộ từ ngày 2 - 6/5 với mật độ trung bình từ 50 - 70 con/m2, nơi cao 100 - 200 con/m2. Rầy các loại nở rộ từ cuối tháng 4 với mật độ nơi cao từ 1.000 – 2.000 con/m2. Bệnh khô vằn phát sinh và gây hại, tỷ lệ nhiễm bệnh trung bình từ 1 - 3% số khóm, nơi cao 10 - 20% số khóm. Huyện Tiền Hải phát động chiến dịch phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ cho toàn bộ diện tích lúa xuân, kết hợp phòng trừ rầy có mật độ từ 800 con/m2 trở lên và bệnh khô vằn có tỷ lệ bệnh từ 5% số khóm trở lên; thời gian phòng trừ từ ngày 3 - 6/5. Đến hết ngày 4/5, dự kiến toàn huyện có khoảng 8.000 ha lúa xuân được phun thuốc phòng trừ sâu bệnh.

thaibinh3
Đồng chí Lại Văn Hoàn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra công tác phòng trừ sâu bệnh tại xã Đông Quý, huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình. (Nguồn ảnh: Báo Thái Bình).

Qua kiểm tra thực tế tại các xã: Đông Hoàng, Đông Quý, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận và đánh giá cao sự vào cuộc tích cực của ngành nông nghiệp, chính quyền từ huyện tới xã, thị trấn trong lãnh đạo, chỉ đạo các biện pháp chăm sóc, bảo vệ lúa xuân, đồng thời đề nghị UBND huyện Tiền Hải chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn tăng thời lượng tuyên truyền các biện pháp chăm sóc lúa xuân cuối vụ, phòng bệnh đạo ôn hại cổ bông, sâu cuốn lá nhỏ, rầy các loại… để nông dân nhận thức và thực hiện có hiệu quả.

Cụ thể, chỉ đạo các phòng, ban chức năng, UBND các xã, thị trấn, các Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tăng cường kiểm tra, đôn đốc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh kịp thời; quản lý chặt chẽ việc kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cử cán bộ kỹ thuật tăng cường cho các huyện, thành phố, trực tiếp cùng các địa phương kiểm tra tình hình sâu, bệnh trên đồng ruộng, thời gian và các loại thuốc phòng trừ, bảo đảm việc phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ, rầy các loại, bệnh đạo ôn hại cổ bông và các đối tượng sâu, bệnh hại khác đạt hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, Cục Quản lý thị trường cần phối hợp với các sở, ngành liên quan, các địa phương tăng cường kiểm tra thị trường thuốc bảo vệ thực vật, kiên quyết không để thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng, không rõ nguồn gốc lưu hành, ngăn chặn việc nâng giá thuốc ảnh hưởng đến hiệu quả công tác phòng trừ sâu bệnh và thu nhập của nông dân.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Phú Yên gỡ vướng cho du lịch nông thôn phát triển

DNTH: Phú Yên - Du lịch nông thôn được kỳ vọng khởi sắc khi đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP được ban hành.

Bình Thuận công bố 10 sản phẩm chế biến từ trái thanh long

DNTH: UBND tỉnh Bình Thuận vừa công nhận 30 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024 để tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024. Trong đó có tới 10 sản...

Tân Yên: Nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương

DNTH: Từ một vùng quê nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, huyện Tân Yên đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị...

Xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam thu về gần 1,1 tỷ USD

DNTH: Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.

Đức Cơ tổ chức Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số

DNTH: Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại thị trấn Chư Ty, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện...

Xuất khẩu sầu riêng lao dốc

DNTH: Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta giảm 68,4% so với tháng 9 và gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

XEM THÊM TIN