Thứ sáu, 24/03/2023, 02:52

tapchidoanhnghiepvathuonghieu@gmail.com

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Nông thôn Việt Nông nghiệp 4.0

Lào Cai chú trọng nâng diện tích quế hữu cơ, đảm bảo '4 bền vững'

DNTH: Sản xuất quế hữu cơ giúp nông nghiệp Lào Cai 'đi sau nhưng về trước'. Đây cũng là định hướng phát triển bền vững, lâu dài đối với cây quế Lào Cai.

4 tiêu chí phát triển bền vững

Ông Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho biết, trên thị trường quế thế giới, quế Việt Nam chiếm khoảng 20%, vì vậy dư địa, cơ hội phát triển 5 loại cây chủ lực của Lào Cai, nhất là cây quế có cơ hội tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, phải xác định phát triển nông nghiệp nói chung, trong đó có cây quế mang tính bền vững.

Ông Trịnh Xuân Trường (áo trắng), Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai bóc vỏ quế cùng người dân Bảo Yên. Ảnh: Hải Đăng.
Ông Trịnh Xuân Trường (áo trắng), Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai bóc vỏ quế cùng người dân Bảo Yên. Ảnh: Hải Đăng.

Một là bền vững về vùng nguyên liệu quế. Vùng nguyên liệu phải được quy hoạch và phát triển theo hướng hữu cơ, trên cơ sở liên kết chặt chẽ với các hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp nhằm nâng cao trình độ canh tác bền vững, theo hướng hữu cơ.

Thứ hai là bền vững về chế biến, phải đi sâu vào hợp tác, kêu gọi đầu tư của các đơn vị, doanh nghiệp cùng nông dân để chế biến sâu, đặc biệt là chế biến vỏ quế, tinh dầu quế nhằm nâng cao hơn nữa chuỗi giá trị cây quế, đảm bảo các điều kiện để sản phẩm ngày càng mở rộng được thị trường xuất khẩu.

Thứ ba là bền vững về mặt thị trường. Ngoài thị trường truyền thống, việc định hướng phát triển cây quế bền vững, theo hướng canh tác hữu cơ sẽ là nền tảng quan trọng để sản phẩm quế tìm kiếm được nhiều thị trường mới, đặc biệt là các thị trường khó tính, nhưng giá trị lại rất cao như thị trường Châu Âu, Mỹ.

Thứ tư là hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp và người dân, làm sao để đạt hiệu quả lâu dài, bền vững. Doanh nghiệp lo được đầu ra, còn nông dân sản xuất, tạo ra vùng nguyên liệu bền vững, ổn định phục vụ cho chế biến và xuất khẩu, xây dựng thương hiệu, trên cơ sở đảm hiệu quả, sự hài hòa quyền lợi giữa doanh nghiệp và người dân một cách bền vững.

Tập trung tăng diện tích quế hữu cơ

Quế là cây đa mục đích, vừa là cây lâm nghiệp, vừa là cây phát triển chế biến nông nghiệp. Nghị quyết 10-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai xác định cây quế là một trong những cây chủ lực, đây là định hướng hoàn toàn đúng trong điều kiện địa hình, khí hậu và điều kiện canh tác của Lào Cai.

Thời gian qua, cây quế đã góp phần xoá đói giảm nghèo, đảm bảo xây dựng nông thôn mới, đảm bảo gắn kết, tạo ra các HTX để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.

IMG_0675
Cây quế mang lại cuộc sống ngày càng ấm no cho bà con huyện Bảo Yên (Lào Cai). Ảnh: Hải Đăng.

Quan điểm của Lào Cai trong sản xuất nông nghiệp là “đi sau nhưng về trước”. Trong khi đó đối với cây quế, việc đạt mục tiêu tới 2025 theo Nghị quyết 10 đến nay Lào Cai gần như đã "về đích" sớm. Do đó, bên cạnh việc mở rộng diện tích, Lào Cai sẽ chú trọng tập trung cho việc tăng giá trị sản xuất quế theo hướng hữu cơ, tăng diện tích được công nhận, cấp chứng chỉ hữu cơ. Đây là mục tiêu theo hướng bền vững, lâu dài cho cây quế tại Lào Cai.

“Chúng tôi cho rằng, quế hữu cơ là một xu hướng. Chúng ta phải làm sao cung cấp được thông tin về lợi ích khi chuyển sang canh tác hữu cơ, được công nhận vùng sản xuất hữu cơ cho các hộ dân nắm được, hình dung được những lợi ích của sản xuất hữu cơ, sản xuất bền vững.

Bên cạnh các công tác về quy hoạch, chính sách hỗ trợ phát triển, chúng ta phải có một hệ thống liên kết, cụ thể ở đây là các doanh nghiệp, các HTX. Chúng tôi cho rằng, cái gốc cần được giải quyết là từ HTX, chính từ người dân, các hộ gia tự chủ được việc sản xuất hữu cơ thì khi phối hợp cùng các doanh nghiệp sẽ hiệu quả”, ông Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai nêu định hướng.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường, địa phương muốn phát triển thì phải có các doanh nghiệp, doanh nghiệp chính là nơi sáng tạo và tạo ra của cải vật chất, tạo ra công ăn việc làm và đóng thuế cho nhà nước. Do đó, không riêng lĩnh vực nông nghiệp, mà các lĩnh vực khác tại Lào Cai cũng cần thu hút đầu tư. Đối với nông nghiệp, rất khó để thu hút đầu tư vì sản xuất nông nghiệp không dễ, phụ thuộc vào vùng nguyên liệu, vào thị trường và phụ thuộc rất lớn vào trình độ canh tác của người dân.

Vì vậy thời gian qua, Lào Cai đã và đang ban hành rất nhiều cơ chế chính sách để kêu gọi các nhà đầu tư. Cụ thể, nhà đầu tư cần nhất là thủ tục hành chính, thứ hai là về đất đai.

 

Theo báo NN

Cùng chuyên mục

Lào Cai: Nâng cao giá trị kinh tế từ sản xuất chuyên canh

Lào Cai: Nâng cao giá trị kinh tế từ sản xuất chuyên canh

Với đặc thù về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp gieo trồng nhiều loại cây nông nghiệp khác nhau, những năm gần đây, nhằm nâng cao giá trị kinh tế trong sản xuất, ngành Nông nghiệp Lào Cai đã chuyển hướng tập trung xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh, qua đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân
Tuyên Quang: Chú trọng làm nông sản có truy xuất nguồn gốc

Tuyên Quang: Chú trọng làm nông sản có truy xuất nguồn gốc

Đến nay tỉnh Tuyên Quang đã có 35 sản phẩm nông sản có dán tem truy nguồn gốc. Nông sản có nguồn gốc xuất xứ giúp giá được đẩy lên và tiêu thụ thuận lợi hơn.
Nan giải thu hút FDI vào nông nghiệp công nghệ cao

Nan giải thu hút FDI vào nông nghiệp công nghệ cao

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu hướng tất yếu để hướng đến một nền kinh tế nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, thời gian qua, việc thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao chưa được như kỳ vọng. Đáng chú ý, khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực này rất... nhỏ giọt.
Tọa đàm: Mở cửa thị trường nông sản - cơ hội từ những thị trường khó tính

Tọa đàm: Mở cửa thị trường nông sản - cơ hội từ những thị...

DNTH: Sáng nay (13/12), Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với báo Nông thôn ngày nay/Dân Việt tổ chức tọa đàm trực tuyến: "Mở cửa thị trường nông sản – cơ hội từ những thị trường khó tính".
Cần Thơ: Phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị

Cần Thơ: Phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị

Ngành nông nghiệp Cần Thơ đang tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn, gắn liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị.
Bảo hộ Chỉ dẫn địa lý “Châu Thành Long An” cho sản phẩm thanh long

Bảo hộ Chỉ dẫn địa lý “Châu Thành Long An” cho sản phẩm thanh long

Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) vừa ban hành quyết định về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho thanh long Châu Thành Long An. Theo đó, UBND tỉnh Long An là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.
Quảng Ninh: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy sản

Quảng Ninh: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi trồng...

Thời gian qua, nuôi trồng thủy sản đang dần trở thành lĩnh vực quan trọng của TP Móng Cái (Quảng Ninh). Đến nay, 11/12 xã, phường có diện tích nuôi tôm đã hình thành các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung ứng dụng công nghệ nuôi mới, tiên tiến, cho hiệu quả kinh tế cao.
Trồng giống nho mới NH01-152 theo hướng GAP

Trồng giống nho mới NH01-152 theo hướng GAP

Trước tiềm năng của giống nho NH01-152, tỉnh Bình Thuận đã xây dựng mô hình “Thâm canh giống nho mới theo hướng GAP và liên kết chuỗi”.