Lì xì in hình đội tuyển Việt Nam: Có phạm luật?

20:31 | 31/12/2018

DNTH: Nhiều cơ sở kinh doanh đã chọn hình đội tuyển, các cầu thủ nổi tiếng để in trên bao lì xì cho dịp Tết Nguyên đán Kỷ hợi 2019, tuy nhiên việc in hình đội tuyển Việt Nam không xin phép là phạm luật.

li-xi-in-hinh-doi-tuyen-viet-nam-co-pham-luat
Nhiều cơ sở kinh doanh đã chọn hình đội tuyển, các cầu thủ nổi tiếng để in trên bao lì xì cho dịp Tết Nguyên đán Kỷ hợi 2019, tuy nhiên việc in hình đội tuyển Việt Nam không xin phép là phạm luật (hình ảnh bao lì xi in hình Công Phượng được rao bán).

Còn hơn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Kỷ hợi 2019, nhưng thị trường bao lì xì đã khá sôi động. Năm 2019 theo Âm lịch là năm Kỷ Hợi vì thế mẫu bao lì xì chủ yếu in hình chú heo ngộ nghĩnh. Ngoài ra năm nay, xuất hiện lì xì in hình đội tuyển Việt Nam.

Với việc Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam giành chức vô địch AFF Suzuki Cup làm nức lòng hơn 90 triệu trái tim người Việt. Nắm bắt tâm lý người tiêu dùng nhiều cơ sở chuyên sản xuất phong bao lì xì Tết Nguyên đán Kỷ hợi in hình các cầu thủ của đội tuyển bóng đá Việt Nam.

Theo tìm hiểu của phóng viên bao lì xì thường chọn in hình đội tuyển Việt Nam nhận cúp, in hình Huấn luyện viên Park Hang-seo cùng các cầu thủ Xuân Trường, Quang Hải, Anh Đức... 

Chính vì độ "hot" của đội tuyển Việt Nam nên mẫu bao lì xì in hình đội tuyển Việt Nam khá đắt khách. Tuy nhiên khi việc sử dụng hình ảnh đội tuyển Việt Nam để khai thác thương mại khi chưa được phép liệu có vi phạm?

Theo quy định của pháp luật, việc sử dụng hình ảnh người nào thì phải được sự đồng ý của người đó vì cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình theo khoản 1 Điều 32 BLDS 2015. Ngoài ra, nếu sử dụng hình ảnh vì mục đích thương mại thì người sử dụng hình ảnh phải trả một khoản thù lao cho người chụp ảnh. 

Như vậy, tổ chức cá nhân nào nào sử dụng hình ảnh của HLV Park, hình ảnh cầu thủ, đội tuyển Việt Nam mà chưa được sự đồng ý là sai luật.

Ngoài ra tác phẩm nhiếp ảnh là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Văn bản hợp nhất (VBHN) số 19/VBHN-VPQH năm 2013 (VBHN Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009). Chủ thể nào sử dụng bức ảnh mà không được sự đồng ý của tác giả đều là hành vi xâm phạm quyền tác giả được quy định tại Điều 28 VBHN Luật Sở hữu trí tuệ.

Nếu sử dụng hình ảnh một người mà không xin phép người đó thì người vi phạm có thể bị xử phạt từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng kèm với biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo (điểm b khoản 3 và khoản 7 Điều 51 Nghị định 158/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo).

Những tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền tác giả thì buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng hình thức xử phạt như cảnh cáo, phạt tiền.

Ngoài ra, việc xử phạt các hành vi vi phạm quyền tác giả đã được quy định chi tiết tại Nghị định 131/2013 và Nghị định 28/2017 sửa đổi, bổ sung Nghị định 131/2013 (quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan).

Theo đó, tùy loại hành vi và mức độ ảnh hưởng mà mức phạt tiền cụ thể quy định khác nhau có thể từ 2 triệu đồng đến 35 triệu đồng.

Còn nhớ hồi đầu năm 2018 trước thành công giành ngôi á quân châu Á của đội tuyển U23 Việt Nam đã có nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng tên gọi, hình ảnh, thương hiệu của Đội tuyển U23 Việt Nam để kinh doanh, quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ của mình mà chưa được sự đồng ý bằng văn bản của VFF.

Ngay sau đó, VFF khẳng định, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam là đơn vị duy nhất sở hữu tên gọi, hình ảnh, thương hiệu và các quyền khai thác thương mại liên quan đến các Đội tuyển Quốc gia Việt Nam, bao gồm Đội tuyển U23 Việt Nam.

Vì vậy, bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nào sử dụng tên gọi, hình ảnh của các Đội tuyển Quốc gia Việt Nam khi chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của VFF là hành vi vi phạm quyền thương mại của VFF và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về việc khai thác trái phép các quyền thương mại liên quan đến các Đội tuyển Quốc gia Việt Nam.

VFF yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chấm dứt ngay hành vi sử dụng trái phép tên gọi, hình ảnh, thương hiệu của các Đội tuyển Quốc gia Việt Nam. VFF sẽ tiến hành các biện pháp trong phạm vi thẩm quyền để bảo vệ thương quyền của mình theo đúng quy định của pháp luật.

Hoàng Lâm/Sức Khỏe Cộng Đồng

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Cảnh báo hiểm họa từ pháo tự chế

DNTH: Hàng năm, cứ đến dịp giáp Tết Nguyên đán, tình trạng buôn bán, sử dụng trái phép pháo nổ, pháo tự chế tại Quảng Bình lại diễn biến phức tạp.

Vụ ‘thao túng’ đấu giá đất ở Sóc Sơn: Xử lý nghiêm minh, đưa niềm tin trở lại

DNTH: Tình trạng thao túng đấu giá đất như ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) vừa qua nếu không được kiểm soát, sẽ là lực cản lớn đối với thị trường bất động sản.

CSGT mở cao điểm, công chức vi phạm nồng độ cồn bị gửi giấy về cơ quan

DNTH: Lực lượng cảnh sát toàn quốc sẽ ra quân cao điểm dịp tết 2025 từ ngày 15.12 tới. Trong cao điểm, lực lượng vũ trang, công chức, viên chức nào vi phạm nồng độ cồn sẽ bị gửi thông báo về cơ quan.

Thu hồi, chấm dứt hoạt động nhiều dự án qui mô tại Kon Tum

DNTH: Ngày 4/12, nguồn tin cho biết, các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum vừa ra quyết định thu hồi, chấm dứt hoạt động 4 dự án quan trọng tại TP. Kon Tum và huyện Kon Plông.

Cẩn trọng bị lừa đảo với dịch vụ cấp đổi hộ chiếu, mua vé ca nhạc trên mạng

DNTH: Sáng 2/12, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cảnh báo lừa đảo liên quan đến dịch vụ cấp đổi hộ chiếu, chiếm đoạt tiền, thông tin cá nhân trên mạng; lừa đảo bán vé xem các chương trình ca nhạc đang thu hút...

Truy tố 10 bị can trong vụ dự án Đại Ninh

DNTH: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa ban hành cáo trạng vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến Dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng...

XEM THÊM TIN