Liên kết ngăn chặn gian lận thương mại lâm sản

19:31 | 01/09/2020

DNTH: Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam sẽ phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp thực hiện hiệu quả quy chế, góp phần giảm thiểu rủi ro, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành trong tương lai.

Sáng 1/9, tại Hà Nội, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam ký kết quy chế phối hợp giai đoạn 2020-2025 trong lĩnh vực chế biến và thương mại lâm sản; quản lý rừng bền vững và chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Qua việc ký kết quy chế, hai bên sẵn sàng chia sẻ thông tin, tài liệu, dữ liệu của mỗi bên về các khía cạnh sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản, thị trường... theo đúng quy định của pháp luật.

Cụ thể, theo chế biến và thương mại lâm sản, hai bên cùng phối hợp xây dựng và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, đề án, dự án; phát hiện, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại.

Về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ quản lý rừng bền vững, hai bên cùng xây dựng và phát triển Tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững (FM) và Tiêu chuẩn quản lý chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) Việt Nam.


ds

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường 


Tổng cục Lâm nghiệp và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam xây dựng kế hoạch triển khai một số nhiệm vụ của Văn phòng Chứng chỉ rừng về vận hành hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia và thúc đẩy hoạt động cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững và chứng chỉ quản lý chuỗi hành trình sản phẩm theo đúng quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ; hoạt động tuyên truyền, quảng bá về Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia. Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam Hai bên phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo; các lớp đào tạo, tập huấn liên quan đến lĩnh vực chế biến, thương mại lâm sản; quản lý rừng bền vững và chứng chỉ quản lý rừng bền vững.


Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đánh giá, ngành lâm nghiệp đã chủ động được 80% lượng nguyên liệu trong nước, cùng với đó là hệ thống với trên 5.600 doanh nghiệp, đủ sức cho ngành công nghiệp chế biến sâu. Thị trường đồ gỗ trên thế giới còn rất lớn. Các doanh nghiệp không chỉ xuất khẩu đồ gỗ bình thường mà cần hướng đến xuất khẩu cả nét văn hóa Việt Nam để gia tăng giá trị sản phẩm.

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam chia sẻ, ngành chế biến gỗ xuất khẩu một trong những ngành năng động nhất, thể hiện qua chỉ số kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng trưởng hàng năm. Đây cũng là ngành hàng có nhiều doanh nghiệp tham gia chuỗi cung và xuất khẩu. Đồng thời, doanh nghiệp cũng đáp ứng được yêu cầu hàng ngày càng nghiêm ngặt vào các thị trường xuất khẩu.

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam sẽ phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp thực hiện hiệu quả quy chế, góp phần giảm thiểu rủi ro, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành trong tương  lai - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhấn mạnh.

Hà An (THSP t/h)

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tối ưu hoá chuỗi cung ứng để doanh nghiệp phát triển

Chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại khu vực nông thôn Việt Nam. Việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng không chỉ giúp SMEs giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản...

Ứng dụng nông nghiệp bền vững trong các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn

DNTH: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu cao về chất lượng nông sản, nông nghiệp bền vững đang trở thành xu hướng tất yếu đối với các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn Việt Nam.

Hàng trăm ha lúa khô hạn, nhiều diện tích mất trắng

DNTh: Gia Lai Hàng trăm ha lúa đang trong giai đoạn trổ bông thì bất ngờ gặp khô hạn khiến nhiều diện tích của người dân bị thiệt hại nặng và mất trắng.

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống

DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

XEM THÊM TIN