Lo ngại chăn nuôi gia cầm phát triển nóng
10:14 | 24/08/2019
DNTH: Trong “cơn bão” dịch tả lợn châu Phi, nhiều trang trại đã chuyển sang nuôi gia cầm. Nếu không phát triển theo quy hoạch, việc đối mặt với nhiều rủi ro là khó tránh khỏi khi mà thịt ngoại giá rẻ đang ồ ạt vào Việt Nam, cánh cửa xuất khẩu chưa rộng mở.
Theo cơ quan quản lý, trước tình trạng nhiều vùng chăn nuôi bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi, các chủ trại đã ồ ạt chuyển sang chăn nuôi gia cầm. Điều này giúp sớm đáp ứng nguồn thịt thay thế nhưng ồ ạt và tự phát sẽ gây hậu quả khi cung vượt cầu.
Nguy cơ cung vượt cầu
Báo cáo của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho hay trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng đàn gia cầm của cả nước đã tăng tới 7,5% và sản lượng trứng gia cầm đạt gần 7 tỷ quả, tăng 11,4%. Tại Hà Nội, tổng đàn gia cầm đạt xấp xỉ 32 triệu con, tăng khoảng 1 triệu con so với cùng kỳ năm 2018.
Ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho biết cơ cấu chăn nuôi phù hợp là chăn nuôi lợn chiếm khoảng 40%, gia cầm khoảng 40%, còn lại các sản phẩm khác chiếm khoảng 20%. Ở Việt Nam, lợn đang chiếm tới 70% cơ cấu sản lượng thịt, trong khi gia cầm chỉ có khoảng 20%, trâu bò chiếm khoảng 7%, còn lại là các loại thịt cá khác.
Do vậy, Bộ NN&PTNT có chủ trương nâng tỷ lệ gia cầm và đại gia súc trong cơ cấu các loại thịt nhưng cũng chỉ tăng thêm khoảng 7% đối với gia cầm và thêm 5% đối với bò thịt. Còn nếu tăng nóng thịt gia cầm sẽ gây nhiều rủi ro cho chính người chăn nuôi.
Thời gian quay vòng của chăn nuôi gia cầm rất nhanh, ví dụ như chăn nuôi gà công nghiệp chỉ 35-40 ngày đã có thành phẩm. Nếu người dân vẫn tiếp tục ồ ạt tái đàn, trong thời gian tới sẽ dẫn đến nguy cơ sản phẩm gia cầm mất giá và dịch bệnh bùng phát.
Theo dự báo, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gia cầm thế giới từ nay đến năm 2025 chỉ bình quân khoảng 2,1% đối với thịt và khoảng 1,8% đối với trứng. Trong khi đó, từ năm 2015 đến nay, tốc độ tăng sản lượng thịt gia cầm của Việt Nam luôn từ 3,5-4%/năm, vượt rất nhiều so với mức tăng tiêu thụ bình quân của thế giới.
Đặc biệt đối với thịt gà, những năm qua tăng trưởng ở mức 6-7%, trứng tăng 8-9%. Điều này tạo ra độ chênh khá lớn giữa tăng sản lượng và tăng nhu cầu tiêu thụ, tiềm ẩn nguy cơ cung vượt cầu quá lớn.
Nguy cơ này càng gần khi các loại thịt ngoại giá rẻ đang ồ ạt vào Việt Nam, phục vụ với khối lượng lớn cho các doanh nghiệp (DN) chế biến, nhà hàng bếp ăn công nghiệp. Chỉ tính riêng Tp.HCM trong 6 tháng đầu năm 2019 đã nhập 5.647 tấn thịt lợn đông lạnh, tương đương kim ngạch 10,29 triệu USD (tăng gần 4.800 tấn và tăng 8,1 triệu USD so với 6 tháng đầu năm 2018). Đáng chú ý, giá thịt lợn nhập khẩu chỉ khoảng 30.000 đồng/kg.
Trong nửa đầu năm nay, Tổng cục Hải quan cũng cho biết Việt Nam đã nhập khẩu 142.190 tấn thịt gà với trị giá hơn 120 triệu USD. Mỗi kg gà nhập khẩu vào Việt Nam có giá trung bình chưa đến 20.000 đồng.
Trong khi đó, dù đã có nhiều cố gắng nhưng sản phẩm chăn nuôi gia cầm xuất khẩu (XK) vẫn chưa có chuyển biến lớn. Ông Lê Văn Quyết, Giám đốc HTX Nông nghiệp công nghệ cao Long Thành Phát, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ, cho hay chỉ tính riêng đàn gà của Đồng Nai hiện đã đạt trên 27 triệu con, tăng hàng triệu con so với cùng kỳ năm 2018. Dự báo nguồn cung thịt lợn thiếu là cơ hội để tăng đàn gà nhưng thực tế sẽ khó xảy ra vì có nhiều loại thực phẩm khác thay thế cho thịt lợn chứ không chỉ riêng sản phẩm gà.
Ông Quyết nêu quan điểm: “Người chăn nuôi nên sản xuất tuân thủ theo quy luật của thị trường. Việc nhiều trang trại nuôi lợn đang tính chuyện chuyển đổi sang nuôi gà là rất thiếu chuyên nghiệp”.
![]() |
Phát triển chăn nuôi gia cầm rất cần thiết nhưng cần có quy hoạch |
Giải bài toán đầu ra trước
Đáng chú ý, việc XK sản phẩm gia cầm không hề đơn giản. Với ngành chăn nuôi gà, nguồn nguyên liệu trên thị trường Việt Nam rất nhiều nhưng đáp ứng được yêu cầu XK lại rất ít. Thực tế, rất nhiều người chăn nuôi muốn tham gia thị trường XK nhưng không đủ điều kiện. Chính vì vậy, các chuyên gia, DN, cơ quan quản lý đều khuyến cáo cần phải giải bài toán đầu ra trước khi tính tới việc đẩy mạnh mở rộng quy mô chăn nuôi gia cầm nói chung.
Là DN đang tham gia chuỗi liên kết XK thịt gà chế biến sang Nhật Bản, ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Tổng giám đốc công ty TNHH De Heus, cho hay mỗi năm DN này XK 3.000 tấn thịt gà sang Nhật Bản song đây vẫn là con số khiêm tốn so với nhu cầu nhập khẩu của thị trường này là 3 triệu tấn thịt gia cầm/năm.
Các nhà nhập khẩu Nhật Bản quan tâm tới thị trường Việt Nam, nhiều DN Nhật Bản muốn tìm đối tác Việt Nam để nhập khẩu thịt gà sang thị trường của họ. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của DN chính là thiếu nguyên liệu. Ông Hiếu cho rằng rất ít trang trại chăn nuôi của Việt Nam đảm bảo được các tiêu chuẩn mà phía nhà nhập khẩu đưa ra.
Mặt khác, giá thành chăn nuôi của Việt Nam cao là một yếu tố khiến sản phẩm khó cạnh tranh khi XK cũng như đứng vững trên “sân nhà”. Ts. Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, nêu một thực tế trong sản xuất chăn nuôi gia cầm hiện nay là chi phí đầu vào còn cao (thức ăn, con giống, thuốc thú y) dẫn đến giá thành sản phẩm cao, sức cạnh tranh yếu.
Nếu so với các nước trong khu vực, giá thức ăn ở Việt Nam thường cao hơn 10-15% do đầu vào sản xuất thức ăn phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu nguyên liệu. Năng suất vật nuôi cũng còn thấp so với các nước tiên tiến.
Trong khi đó, sản phẩm thịt gia cầm nhập khẩu từ một số nước như Canada, Mexico, Malaysia, Mỹ vào Việt Nam theo cam kết từ các hiệp định thương mại tự do nên giá rất rẻ. Trong ngắn hạn, có thể người Việt vẫn có thói quen tiêu dùng thịt tươi, thịt ấm nên tác động chưa lớn. Tuy nhiên, trong trung và dài hạn, khi thịt gà đông lạnh được nhiều người tiêu dùng chấp nhận rộng rãi, sản phẩm trong nước sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các sản phẩm thịt nhập khẩu. Hậu quả là tăng trưởng sản xuất gia cầm có thể chậm lại trong vài năm tới.
Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam khuyến nghị cần rà soát, điều chỉnh và nâng cao chất lượng quy hoạch, gắn với nghiên cứu thị trường, đảm bảo tính khả thi và tuân thủ quy hoạch, từng bước hạn chế việc sản xuất theo phong trào, tự phát dẫn đến tình trạng được mùa rớt giá.
“Đã đến lúc cần rà soát một cách tổng thể quy hoạch phát triển chăn nuôi gắn với chế biến. Để ngành chăn nuôi phát triển ổn định, có chiều sâu cũng cần rà soát và quy hoạch lại đất đai, theo đó cần quy định rõ vùng khuyến khích chăn nuôi, vùng hạn chế chăn nuôi và vùng cấm chăn nuôi hoàn toàn”, ông Sơn nói.
Trong trung hạn, Việt Nam cũng phải xây dựng được vùng an toàn dịch bệnh để hướng tới XK sản phẩm chăn nuôi ra thị trường thế giới ngày càng nhiều hơn.
Từ bài học của chuỗi sản phẩm thịt gà đạt điều kiện XK vào thị trường khó tính như Nhật Bản, ngành chăn nuôi gia cầm cần tổ chức liên kết chuỗi với các cấp độ khác nhau, trong đó vai trò các DN, HTX rất quan trọng. Khuyến khích hình thức chăn nuôi theo hợp đồng giữa các DN, chủ trang trại lớn có điều kiện về vốn, tiêu thụ sản phẩm liên kết với các gia trại, trang trại nhỏ hơn.
Lê Thúy
Ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Việc đẩy mạnh chăn nuôi gia cầm, nhất là gà không chỉ đóng vai trò thay thế cho nhu cầu thịt lợn trong nước mà còn hướng tới XK trong tương lai. Tuy nhiên, thúc đẩy sản xuất gia cầm phải theo quy hoạch, không phát triển tràn lan. Với từng quy mô ngành hàng phải định dạng được thị trường, tránh lặp lại tình trạng cung vượt cầu. Cùng với đó là đẩy mạnh các mô hình liên kết trong sản xuất để hạ giá thành sản phẩm. Ts. Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam Thời gian qua, ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam đã có những dấu hiệu phát triển quá nóng, có hàng loạt DN lớn đầu tư vào chăn nuôi gia cầm quy mô lớn trên khắp cả nước, đặc biệt là các DN chăn nuôi gia cầm chuyên trứng. Trong khi sản phẩm gia cầm Việt Nam chưa thể XK đáng kể, nhất là trứng các loại thì điều này đang tiềm ẩn nhiều rủi ro rất lớn, nếu không có các giải pháp nhằm hãm phanh, điều chỉnh hướng đi cho phù hợp, kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Ông Lê Văn Quyết - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ Người chăn nuôi cần phải tính tới bài toán đầu tư sao cho năng suất chăn nuôi phải cao để giảm giá thành, chất lượng phải tốt để có thể cạnh tranh. Có như vậy, sản phẩm mới có thể cạnh tranh trên “sân nhà” và XK. |
Theo TBKD
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- thịt ngoại giá rẻ /
- phát triển nóng /
- chăn nuôi gia cầm /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Trồng khoai lang lãi từ 130-150 triệu đồng/ha
DNTH: Những ngày này, trên khắp cánh đồng huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai), không khí thu hoạch khoai lang diễn ra nhộn nhịp. Niên vụ Đông Xuân 2024-2025, bà con nông dân không chỉ vui mừng vì năng suất cao mà giá thu mua cũng tăng mạnh, mang lại...

Giải pháp tưới tiết kiệm nước cho cây sầu riêng
DNTH: Hệ thống tưới nhỏ giọt khuếch tán dưới mặt đất được thử nghiệm cho vườn sầu riêng ở Tiền Giang, giúp tiết kiệm nước và tăng năng suất cây trồng.

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân
DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc
DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%
DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả
DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.
Đô thị cuộc sống
-
Dự án Khu du lịch biển Thắng Liên được cập nhật vào Quy hoạch chung phường Hoàng Mai
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
-
Sống Khỏe – Năng lượng tràn đầy từ mọi hoạt động tại Eurowindow Sport Garden, dự án sắp khởi công tại Vinh
-
Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
Sống khỏe
-
Nên ăn 4 - 5 quả mận mỗi ngày để đem lại lợi ích tối đa cho sức khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên: Hành trình 7 năm trao ánh mắt, tặng nụ cười
-
Cấp cứu thành công một bệnh nhân người Campuchia bị tai nạn lao động
-
Người phụ nữ suýt thủng thực quản vì uống thuốc sai cách
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...