Loại cá nghe tên như hờn như trách, xưa ít người ăn, nay thành đặc sản 210.000 đồng/kg, làm gỏi ăn cực cuốn

18:10 | 04/06/2023

DNTH: Cá dỗi mình thon dài, miệng nhọn giống như con cá kìm, phần lưng có màu xanh nước biển, bụng màu trắng, ít vảy.

ca-doi-120230604162136
Nghe tên như hờn như trách, loại cá có tên gọi là này khiến nhiều người tò mò muốn được một lần thử hương vị của chúng

Ở vùng biển Bình Thuận có một loại cá lạ, có tên nghe như đang hờn đang trách, đó là con cá dỗi.

Cá dỗi mình thon dài, miệng nhọn giống như con cá kìm, phần lưng có màu xanh nước biển, bụng màu trắng, ít vảy. Cá to nhất chỉ bằng ngón chân cái, dài chừng 20 - 25 cm. Loại cá này ít bán ngoài chợ.

Ngư dân đánh bắt xa khơi lâu lâu mới lưới được vài ký, chủ yếu để ăn trong gia đình và làm quà tặng. Tuy nhiên ở vùng biển La Gi loài cá này lại xuất hiện ven bờ với mật độ dày. Người dân La Gi dùng lưới, bơi thả để đánh cá.

Anh Nguyễn Hữu Ngà, ngụ tại xã Tân An, La Gi (Bình Thuận) mặc dù không phải là ngư dân sống gần biển, nhưng rất mê đánh lưới cá dỗi. Theo anh Ngà, cá dỗi khi đã xuất hiện dày, thả lưới cá dính gỡ không hết. Một buổi thả lưới vài chục ký là chuyện bình thường, nhiều lúc trúng cá được vài ba tạ.

ca-doi-220230604162234
      Cá dỗi chế biến nhiều món ăn ngon

Chị Hiền Anh, người dân ở La Gi chia sẻ: Cá dỗi là loài cá ăn nổi, bơi theo đàn, muốn đánh được chúng phải đặt đan loại lưới chuyên dùng thích hợp, nghĩa là mắt lưới nhỏ, cước mảnh, chì nhẹ. Cá dỗi xuất hiện nhiều từ tháng giêng đến tháng 4 âm lịch. Kinh nghiệm của bà con ngư dân sống gần biển cho biết, cá dỗi chỉ vào bờ khi con nước lên và biển êm, đặc biệt những vùng có nhiều con ruốc. Khi cá dỗi vào bờ chúng thường tập trung trong lộng và những ao, vũng sau giồng cát biển.

La Gi có chiều dài bờ biển trên 28 km. Những vùng biển có nhiều cá dỗi là Cam Bình, Tân Phước, Đồi Dương (Bình Tân) và Ngảnh Tam Tân (Tân Tiến). Vùng biển Tân Tiến cá dỗi thường xuất hiện dày hơn các nơi khác.

ca-doi-320230604162336
      Gỏi cá dỗi

Chị Anh cũng cho biết thêm, thịt cá dỗi ngọt và thơm ngon, có thể chế biến thành nhiều món hấp dẫn như chiên, kho tộ, làm chả, làm gỏi. Gỏi cá dỗi nằm trong nhóm ngon hàng đầu của gỏi cá biển. Làm gỏi cá dỗi không khó nhưng công phu, đầu tiên là cắt đầu, phi lê cá, rồi thái nhỏ, sau đó ngâm nước cốt chanh để tái chín, trộn hành tây, rau húng, rau thơm… nêm nếm hợp khẩu vị, rắc trên mặt đĩa gỏi đậu phộng rang giòn, ớt đỏ xắt lát, thêm bánh tráng nướng, bánh tráng cuốn, nước chấm, vậy là đã có bữa gỏi cá dỗi ngon lành.

Trên thị trường, cá dỗi được bán với giá lên tới 210.000 đồng/kg, nhiều khi phải đặt hàng trước mới có chứ không có hàng tràn lan như các loại cá khác.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu cá tra tăng 23% so với cùng kỳ năm trước

DNTH: Tháng 3/2025, tổng sản lượng cá tra Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các thị trường đạt gần 79.000 tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ chế biến sâu mới thực sự phát huy hết giá trị nông sản

DNTH: Chưa bao giờ, bài toán chế biến sâu được đặt ra quyết liệt như giai đoạn này. Khi mà nông sản Việt Nam chỉ có thể tham gia vào dòng chảy chung nếu khẳng định được chuỗi giá trị

Công nghệ QR code – Bước tiến minh bạch hóa nguồn gốc nông sản Việt

DNTH: Nhân dịp hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 23/4, Cục Quản lý và Phát triển Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã khai mạc Phòng trưng bày chuyên đề với...

Bài 3: Xây dựng bộ tiêu chuẩn nông sản nội địa: Cuộc cách mạng bắt đầu từ những điều cụ thể

DNTH: Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã chứng kiến nhiều chiến dịch nâng cao chất lượng nông sản để phục vụ xuất khẩu. Từ GlobalGAP đến VietGAP, từ mã số vùng trồng đến tem truy xuất, các quy chuẩn quốc tế đang ngày càng...

Bài 2: Chất lượng nông sản nội địa: Khi không ai dám chịu trách nhiệm cuối cùng

DNTH: Trên kệ siêu thị, trái cây Việt Nam được đóng gói sạch sẽ, dán nhãn mã vạch, có nơi thậm chí kèm theo tem truy xuất nguồn gốc. Nhưng bước ra khỏi siêu thị...

Bài 1: Từ câu chuyện lô sầu riêng bị trả lại đến câu hỏi quản lý chất BVTV

DNTH: Cuối tháng 3/2025, một doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng từ Tiền Giang sang Trung Quốc nhận thông báo lô hàng 18 tấn bị trả lại vì phát hiện dư lượng hoạt chất chlorpyrifos vượt ngưỡng cho phép. Đây không phải là lần đầu tiên...

XEM THÊM TIN